Saturday, November 16, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTâm lý sính ngoại tại Việt Nam đang tạo cơ hội cho...

Tâm lý sính ngoại tại Việt Nam đang tạo cơ hội cho hàng giả phát triển mạnh

Theo bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, tại Việt Nam hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng diễn biến phức tạp và vô cùng tinh vi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tâm lý sinh ngoại của người tiêu dùng hiện nay. 

 Thông tin trên được chia sẻ tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong hội nhập kinh tế quốc tế trên sóng truyền hình quốc gia” và ra mắt chương trình mới do Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Ban Khoa giáo – Đài truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 22/5.

 Xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi

 Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong thời gian vừa qua,  mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhiều nổ lực trong bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, nhưng tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại với mức độ vi phạm vô cùng vi và phức tạp.
 
Dẫn chứng về vấn đề này, bà Quỳnh cho biết, trong những năm qua, lực lượng chức năng của bộ, ngành đã chủ trì và phối hợp với bộ, ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận 25.966 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả. Đã xử lý vi phạm hành chính 25.543 vụ việc, trong đó cảnh báo 68 vụ việc, phạt tiền 23.197 vụ việc với tổng tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 97 tỷ đồng, khởi tố 381 vụ với 553 bị can, xét xử 55 vụ (12 vụ án hình sự).
Tòa án giải quyết 177 vụ việc, trong đó xét xử 55 vụ (12 vụ xử lý hình sự), công nhận thỏa thuận 16 vụ, chuyển 15 vụ và đình chỉ 91 vụ.
 
Đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bà Quỳnh cho biết, nhận thức của cộng đồng nói chung, trong đó có doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam nói riêng về vai trò của tài sản trí tuệ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, do lợi nhuận lớn một số doanh nghiệp vẫn chạy theo và tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
 
Một nguyên nhân nữa cũng được bà Quỳnh đưa ra là, tâm lý sính ngoại của người Việt Nam, trong đó nhiều giới trẻ sính thích đồ hiệu. Đây được xem là mảnh đất màu mỡ cho vi phạm sở hữu trí tuệ còn tồn tại và phát triển.
 
Doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu 
 
Liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ này, ông Nguyễn Thanh Vân – Tổ trưởng Tổ sở hữu trí tuệ – Ban kiểm tra – Đài truyền hình Việt Nam chia sẻ, vấn đề đáng lưu tâm tại Việt Nam hiện nay là việc thực thi các quy định pháp lý về sở hữu trí tuệ trong thực tế.  Ở lĩnh vực báo chí, truyền hình, vấn đề vi phạm bản quyền truyền hình vẫn phổ biến và ngày càng phức tạp.
 
Theo ông Vân, giai đoạn gần đây đã xuất hiện một dạng vi phạm mới, đó là tình trạng nhiều chương trình tinh tức sóng sạch của Đài truyền hình Việt Nam (không có logo VTV và banner khi phỏng vấn) được phát sóng trên một số đài phát thanh truyền hình mà chưa hề có sự cho phép của VTV. Do đó, điều này càng đặt ra yêu cầu kiểm soát và xử lý vi phạm cần nghiêm khắc hơn nữa.
 

Tại Hội thảo

Tại Hội thảo

Ông Đỗ Quốc Khánh, Trưởng ban Khoa giáo (Đài truyền hình Việt Nam) cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bài toán về sở hữu trí tuệ (SHTT) và bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như các câu chuyện liên quan đến thực thi quyền SHTT của các doanh nghiệp Việt Nam là những bài học kinh nghiệm cần được phổ biến, chú trọng quan tâm để tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội. Từ đó chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu đem lại những giá trị gia tăng, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các công ty tích cực chủ động tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
 
Cũng tại sự kiện, một chương trình truyền hình hoàn toàn mới với sự phối hợp của Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã được giới thiệu. Chương trình mang tên Câu chuyện Sở hữu trí tuệ, là một sự kết hợp của những phóng sự thực tế và ứng dụng công nghệ mới, được thực hiện bởi đội ngũ những người làm chương trình Khoa học – Giáo dục có nhiều kinh nghiệm, phối hợp với các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ. Chương trình tập trung khai thác các câu chuyện, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương trình còn có sự phối hợp sản xuất của Công ty CP truyền thông Alo Media.
 
Bà Trần Hà Trang – Trưởng Phòng Khoa học và Công nghệ, Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu về dự án và format chương trình “Truyền thông nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế trên kênh truyền hình Khoa học và Giáo dục – Đài Truyền hình Việt Nam”.
 
Câu chuyện Sở hữu trí tuệ sẽ lên sóng định kỳ vào 21h Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV2, bắt đầu từ ngày 27/5/2018.
 
RELATED ARTICLES

Tin mới