Friday, April 26, 2024
Trang chủQuân sựPhi công xuất sắc Mỹ đã sẵn sàng vào trận với Nga

Phi công xuất sắc Mỹ đã sẵn sàng vào trận với Nga

Các phi công Mỹ cần phải nhớ lại việc những thế hệ trước họ đã bị các MiG Xô Viết bắn hạ ở Triều Tiên và Việt Nam như thế nào.

Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov về những diễn biến mới đây trong quan hệ Nga- Phương Tây.

Phó tư lệnh Các lực lượng vũ trang Mỹ tại Châu Âu mới đây tuyên bố với toàn thế giới là 1.200 máy bay chiến đấu của NATO bố trí trên khắp thế giới đã sẵn sàng cho các hoạt động tác chiến từ rất lâu rồi.

Còn về phần mình, hơn 100 phi công Không đoàn không quân ném bom Mỹ đã công khai xác nhận là họ hy vọng được tham gia vào các trận chiến đấu chống Nga.

Thêm nữa, các phi công (Mỹ) còn chế nhạo Không quân Nga và cho rằng các máy bay chiến đấu của LB Nga- đấy đơn giản chỉ là các tấm bia sống.

Đây là thông tin của trang mạng tin tức Trung Quốc nổi tiếng Eastday.com trong bài viết “Cấp độ sẵn sàng xuất kích chiến đấu số một”. Dĩ nhiên, điều mà các tác giả của bài báo này quan tâm trước hết không phải là an ninh của Nga.

Trong chiến dịch hâm nóng tâm lý hiếu chiến đang được tiến hành ở Mỹ, có thể thấy rõ sự hiện diện của một mối đe dọa thực tế đối với Trung Quốc. Bởi vì cuộc đối đầu giữa hai siêu cường do Washington phát động có thể biến thành một giai đoạn chiến tranh nóng không thể kiểm soát. Rất nóng, khi (hai nước) bắt đầu sử dụng vũ khí hạt nhân.

Những hành động làm nóng tình hình kiểu như vậy không chỉ diễn ra trên không. Mà còn dưới mặt đất. Cụ thể, tờ “Tin tức Belorusia” mới dẫn tuyên bố của Chuẩn tướng K.Roschneider (Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Mỹ tại Châu Âu-ND) cho biết là đang có 2.000 xe chiến đấu Mỹ, trong đó có xe tăng đang tiến tới khu vực biên giới Belorus. Ở một hướng khác, còn 1.200 xe chiến đấu nữa cũng đang cơ động về phía biên giới đồng minh của Nga (Belorus) qua lãnh thổ Ba Lan

Mỹ và NATO gọi tất cả các động thái nói trên là “các cuộc tập trận phòng thủ”. Không một ai trong số họ, quả thực, thực sự muốn che dấu là trên thực tế tất cả các cuộc diễn tập và tập trận đó đều được tiến hành theo kịch bản tấn công lãnh thổ Nga.

Để làm điều đó, (Mỹ và NATO) còn thuê các tình nguyện viên biết tiếng Nga để đóng vai dân chúng của đất nước bị chiếm đóng. Mỹ và NATO cũng mô phỏng các phương tiện kỹ thuật quân sự Nga ở khắp mọi nơi bằng cách biện pháp nghi trang hoặc các phương pháp khác.

Những thông tin về việc NATO (trước hết và cụ thể là Quân đội Mỹ) không chỉ đơn thuần tiến sát biên giới Nga, mà còn thành lập ở khu vực đó một cụm quân rất mạnh, tương tự như những gì đã từng xảy ra trong năm 1941 (Phát Xít Đức tập trung quân chuẩn bị tấn công Liên Xô-ND) liên tục được các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng đăng tải.

Ngay mới cuối tuần trước đã có thông tin là Mỹ sẽ xây dựng ở Ba Lan một căn cứ quân sự để bố trí thường xuyên một lữ đoàn tăng – thiết giáp với biên chế 450 xe bánh xích các chức năng khác nhau và 900 xe bánh lốp.

 Thêm nữa, người Ba Lan sẽ chi 2 tỷ đô la để xây dựng căn cứ quân sự này. Số tiền trên sẽ được sử dụng để xây không chỉ các doanh trại, kho tàng, nhà xe và các công trình quân dụng khác, mà còn cả nhà ở, bệnh viện và trường học cho các quân nhân Mỹ.

Chính Quốc hội Hoa Kỳ đã định cái giá trên cho lữ đoàn Mỹ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hạnh phúc cho người Ba Lan qua một luật mới được thông qua ngày 26/5/2018.

Tuy nhiên, mọi việc không dừng lại ở đó. Warszawa (Ba Lan) còn sẽ mua của Mỹ tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot”, cũng như tổ hợp phiên bản mặt đất của hệ thống phòng chống tên lửa “Aegis”.

Và hơn thế,người Ba Lan cũng rất quan tâm đến vũ khí tấn công. Công ty “Lockheed Martin” đã nhận đơn đặt hàng sản xuất một số tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Omar” cho Ba Lan. Phía “Lockheed Martin” đã thuyết phục được những người Ba Lan cả tin là “Omar” đáng sợ hơn “Iskander” (Nga) rất nhiều.

Cần phải nói rằng những mong muốn của các chính khách Ba Lan liên quan đến các loại vũ khí là gần như không có ngưỡng. Đến mức mà Quốc hội nước này đã bí mật thảo luận vấn đề về bố trí vũ khí hạt nhân Mỹ trên lãnh thổ Ba Lan. Đó là các bom B61 công suất 340 Kt.

Nếu như dự án điên rồ trên được hiện thực hóa, Ba Lan sẽ trở thành nước Châu Âu thứ 6 được Mỹ “hạt nhân hóa” và sẽ cùng xếp chung hàng với Đức, Bỉ, Hà lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chỉ khác một điều là trong 5 nước nói trên có một phong trào xã hội- chính trị mạnh đòi đưa các món quà trên của Mỹ trở về sang bên kia đại dương. Và đã có một số kết quả nhất định – một số nước bắt đầu dần dần tự giải thoát mình khỏi B61. Còn người Ba Lan- ngược lại.

Tuy nhiên, để nhận được món quà trên của Washington (bom B61) Ba lan lại phải mở thêm hầu bao. Bởi vì ngoài bom ra còn phải có các phương tiện mang chúng. Có nghĩa là các máy bay ném bom chiến lược B-52. Nhưng để cho B-52 trú đậu, cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng rất lớn và cực đắt tiền.

Ba Lan còn một thành phần cơ sở hạ tầng quân sự thuần Mỹ nữa, và chính đây là nơi khởi nguồn những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Nga và Mỹ. Đó là hệ thống phòng thủ chống tên lửa Châu Âu được triển khai tại Ba Lan và Romania. Và hệ thống này đã sắp được đưa vào hoạt động – trong năm nay hoặc trong năm sau hệ thống trên đã có thể sẵn sàng trực chiến thử nghiệm.

Ba nước cộng hòa Baltich hiện tạm thời chưa tính đến chuyện nhận bom hạt nhân. Và cũng không bố trí trên lãnh thổ của mình các thành tố của hệ thống phòng thủ chống tên lửa Châu Âu do hiểu quá rõ rằng là một động thái như vậy sẽ ngay lập tức làm cho các tên lửa đạo Nga xoay hướng nhằm vào thành tố này.

Tuy nhiên, họ lại hết sức mong muốn có các quân nhân Mỹ cùng các phương tiện kỹ thuật tương ứng, mà trước hết là xe tăng, hiện diện trên đất họ. Tuy nhiên, các nước này khác với Ba Lan ở chỗ là họ không muốn phải trả tiền cho niềm vui này. Nói chính xác hơn, họ không có tiền để trả.

Tháng 4 vừa rồi, tại Washington đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh bốn bên với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân kỷ niệm 100 ngày Latvia, Litva và Estonia tách khỏi nước Nga.

Những người đứng đầu ba nước cộng hòa Baltich mang đậm tâm lý bài Nga này đã đề nghị Trump tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Baltich.

Vì hiện nay các quân nhân Mỹ chỉ xuất hiện tại khu vực này khi tiến hành các cuộc tập trận. Chỉ có 3 tiểu đoàn đa quốc gia NATO đóng quân thường xuyên tại đây và người Baltich không đặt quá nhiều hy vọng vào lực lượng này. Cần phải có các quân nhân Mỹ.

Tuy nhiên, Trump hiện đang trong giai đoạn “cân nhắc” và chính ông đã tuyên bố thẳng như vậy. Thêm nữa, lại đưa ra thêm một phát biểu không thực sự mềm mại: tôi (D.Trump) đang cần lính tại biên giới với Mexico để đấu tranh chống nạn di cư bất hợp pháp.

Tất nhiên, còn một nhân tố không kém phần quan trọng khiến Trump phải suy tư cân nhắc lâu như thế, đó là việc các nước Baltich không chủ động đưa ra sáng kiến cung cấp tài chính để xây dựng tất cả những gì cần thiết mà phía Mỹ đòi hỏi để đảm bảo cho việc “chuyển nhà mới” của các quân nhân Mỹ diễn ra một cách suôn sẻ.

Tổng thống Mỹ Trump vốn thực dụng,- ông đã từng cam kết sẽ biến Quân đội Mỹ thành một trong những công cụ để kinh doanh, và đã giữ lời hứa của minh.

Nhưng hoàn toàn rõ ràng là tình hình sẽ có lúc nào đó biến chuyển tại Baltich (Mỹ bố trí quân thường xuyên tại đây-ND ).

Tuy vậy, ngay từ bây giờ Latvia, Litva và Estonia vẫn đã có thể trông cậy vào không chỉ 3 tiểu đoàn NATO đóng quân thường xuyên trên lãnh thổ 3 nước. Còn có một cụm quân hỗn hợp của NATO với quân số lến đến 5.000 người thuộc Lực lượng phản ứng nhanh NATO. Lực lượng này có thể được triển khai chí sau 3-4 ngày kể từ khi nhận lệnh.

Hiện đang có nhiều đánh giá khác nhau về tương quan lực lượng trong khu vực giữa quân số và trang bị kỹ thuật quân sự tại Quân khu Tây (của Nga) và các nước Baltich+ Ba Lan. Các đánh giá của Phương Tây đều cố chứng minh sự bất lực của “Sức mạnh cái thiện” (NATO-ND) với lực lượng phía ngược lại (sức mạnh cái ác), cũng rất dễ hiểu là ý NATO muốn nói tới ai.

Và đây là những tính toán của Trung tâm nghiên cứu Mỹ RAND. Tại Đông Âu có đường biên giới chung với Nga, có 32.000 quân nhân NATO. Còn Quân khu Tây của Nga- 78.000 quân nhân. NATO có 129 xe tăng (và sẽ có thêm 90 xe tăng Mỹ “Abrams” và các phương tiện kỹ thuật quân sự hạng nặng khác sẽ được điều đến Ba Lan), trong khi đó Nga – có 757 xe tăng.

Xe vận tải bọc thép (BTR) -280 (NATO) đối đầu với 1.276 (của Nga). Tỷ lệ tổ hợp pháo tự hành là 1 so với 11 bất lợi cho NATO. Còn về tương quan pháo tên lửa, tức các tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến dịch- chiến thuật và các tổ hợp tên lửa phòng không,thì tỷ lệ là 1:270- có lẽ, con số này lấy từ trên trời. Vì NATO không chỉ có một số lượng hạn chế “Patriot” mà còn có các tổ hợp không phải do Mỹ sản xuất.

Nhưng về không quân thì NATO chiếm ưu thế tuyệt đối – 5.357 máy bay chống lại 1.251 máy bay (của Nga).

Nhưng ở đây, RAND “quên” không tính tới một thành tố cực kỳ quan trọng cấu thành sức mạnh quân sự. Đó là lực lượng hải quân tại khu vực Biển Baltic. Và trong trường hợp này thì Hạm đội Baltich của Nga trông có vẻ không được xuất sắc lắm nếu so sánh với các hạm đội của một loạt quốc gia trong khu vực, và nếu so sánh với tổng sức mạnh của tất cả các hạm đội đó.

Chính vì vậy mà Nga không có bất kỳ một ưu thế đáng kể nào. Nên với tương quan lực lượng như hiện nay, mọi sự gia tăng sức mạnh quân sự trên biên giới Nga đều làm Matxcova cực kỳ đau đầu và tức giận.

Còn về những gì liên quan đến sự hùng dũng một cách khinh suất của những phi công Mỹ quyết định thực hiện một chuyến đi dạo chơi vào nước Nga như đã nói ở phần đầu, thì đối với họ, có lẽ sẽ rất không thừa nếu như nhắc lại một lịch sử cách đây 60 năm.

Tức là khi mà tại Triều Tiên, các phi công Xô Viết đã trị những phi công Mỹ ngồi sau cần lái và đã bắn hạ những máy bay tiêm kích và máy bay ném bom tốt nhất trên thế giới lúc đó.

Hay là câu chuyện sau đó 15 năm, trên bầu trời Việt Nam, những máy bay tiêm kích và tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết nhưng đã do người Việt Nam khai thác, điều khiển đã biến các chuyến bay của các phi công Mỹ thành địa ngục. Như nhắc họ những sự kiện này thì thói kiêu ngạo chắn sẽ biến đi rất nhanh.

Còn nếu như nói về tinh thần chiến đấu của các phi công Mỹ, cần phải tính đến một thực tế là trong hàng ngũ của họ đang lan tràn tâm lý thất vọng đối với nghề nghiệp của mình.

Nhiều phi công Mỹ thừa nhận rẳng nghề này quá phức tạp, quá nguy hiểm ngay cả trong thời bình khi phải thực hiện các chuyến bay tuần tiễu và huấn luyện trong khi được trả lương thấp hơn nhiều so với nhiều ngành nghề dân sự khác không đòi hỏi phải chịu nhiều áp lực.

Chính vì thế mà nhiều phi công quân sự Mỹ đã chuyển sang làm việc cho các hãng hàng không dân dụng. Những vị trí trống hiện chưa có nhiều ứng cử viên thay thế.

Năm 2016, Không quân Mỹ có 1.211 phi công lái máy bay tiêm kích, tức là thiếu 27% so với biên chế. Còn nếu tính cả không quân ném bom và không quân vận tải thì Không quân Mỹ thiếu 1.555 phi công.

Hiện giờ tình hình thiếu hụt phi công của Không quân Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đối với các nước NATO khác, bức tranh cũng không sáng sủa hơn.

Vâng, tất nhiên, NATO có rất nhiều máy bay. Tuy nhiên, không phải tất cả các máy bay đó đều có thể cất cánh chiến đấu.

RELATED ARTICLES

Tin mới