Thursday, November 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay TQ

Sri Lanka: Viên ngọc sắp vào tay TQ

Trên khắp Đông Nam Á, tại các thành phố cảng và các trung tâm thương mại, sự ảnh hưởng của đồng tiền Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét.

Một khi sáng kiến “Một vành đai, một con đường” khổng lồ của Trung Quốc rót đầu tư vào các dự án, mạng lưới giao thông và thương mại cho hàng hóa nước này sẽ được nâng cao.

Các dự án này tập trung đặc biệt vào Ấn Độ Dương, nơi mà Bắc Kinh tiếp cận bằng cách mua cổ phần kiểm soát tại các cảng dọc theo các tuyến vận chuyển tốt nhất. Chiến lược này được gọi là “Chuỗi ngọc trai”.

Một trong những viên ngọc trai đó là Sri Lanka, nơi mà gần đây Tim Luard đã trở lại và ghi nhận những biến đổi tại đây:

Sau gần 50 năm trở lại Sri Lanka, tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy các đoàn tàu vẫn chạy dọc theo bờ biển của Colombo. Bây giờ hành khách có thể ngồi thoải mái ở các toa, chứ không phải ngồi ở trên nóc tàu như trước kia nữa. Những chiếc áo sơ mi trắng và những chiếc sarong như được cuộn mình trong gió ấm.

Tôi bị đánh thức bởi tiếng nhạc phát ra từ xe bán bánh mì, ở đây gọi là nhạc “paan”. Bữa ăn sáng bao gồm một bát sữa bò với đường thô (jaggery), ít chuối xanh, đu đủ và bưởi. Trên đường, một cặp vợ chồng đi xe máy chở hai con nhỏ chạy băng băng qua một loạt xe tuk-tuk, và chỉ có mỗi người bố đội mũ bảo hiểm.

Tôi đến thăm Bảo tàng Quốc gia để tìm hiểu thêm về văn hóa Sinhalese hai nghìn năm tuổi của hòn đảo xinh đẹp này – một nền văn hóa hấp thụ những tinh hoa nối tiếp từ các nước Ả Rập, Tamil, Malay, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Vương quốc Anh.

Bảo tàng nằm trong một toà nhà màu trắng trang nhã, dưới những tán cây bồ đề hùng vĩ. Bên trong bảo tàng khá thoáng mát và tối. Tượng phật và các bức tranh đá cổ được trưng bày ở phía trước.

Đập ngay vào mắt tôi là một căn phòng với ánh sáng rực rỡ. Đây là phòng triển lãm đặc biệt về “Con đường tơ lụa trên biển” do Bắc Kinh tài trợ.

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Trung Quốc nay đề cao các chuyến viễn du của Trịnh Hòa thời nhà Minh để thúc đẩy dự án ‘Con đường Tơ lụa trên biển’ trong thế kỷ 21. Triển lãm về đoàn thuyền của Đô đốc Trịnh Hòa ở Malaysia. Bản quyền hình ảnh Alamy Image caption Những chuyến đi của Trịnh Hòa đưa người Trung Hoa sang Ấn Độ Dương bằng đường biển

Triển lãm tái hiện lại con thuyền mà đô đốc Trịnh Hòa thời nhà Minh của Trung Quốc đã dùng để đến thăm Sri Lanka vào thế kỷ 15 và trưng bày đồ gốm sứ có niên đại lâu đời.

Có mấy cô gái Trung Quốc đứng chụm lại chụp ảnh selfie trong căn phòng rồi cười khúc khích.

Sau vài ngày ở Colombo tôi nhận ra rằng những suy nghĩ của tôi về ảnh hưởng của nước ngoài đối với văn hoá Sri Lanka nay đã lỗi thời.

Hầu hết các du khách đến đây là người Trung Quốc. Tôi còn nhìn thấy một số công nhân tay cầm bát đũa đứng bên cạnh một người phụ nữ bán hàng rong bên đường.

Ở đây còn có sân vận động Tổ chim, tháp Hoa sen, các quán bar karaoke, khách sạn và khu căn hộ chung cư. Tất cả đều là của người Trung Quốc.

Galle Face Green là địa điểm lịch sử nổi bật của Colombo. Các gia đình và các cặp đôi đang hẹn hò thường đến đây để thả diều hay đi bộ dọc theo bờ sông. Phía bên này là khách sạn Galle Face nổi tiếng, nơi mà Công tước xứ Ellington và Công tước xứ Cambridge đã từng ở khi đến thăm Sri Lanka.

Ở đây, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các chú sóc chạy nhảy quanh các ghế sofa khi đang nhâm nhi ly cocktail lúc chiều tà.

Phía bên kia, ngay trên biển, là các cần cẩu và tàu hút bùn phun cát.

Đô thị tô giới của Trung Quốc?

Dường như Thành phố tài chính quốc tế Colombo đã bắt đầu được hình thành trên chính vùng đất hoang sơ rộng lớn này.

Công trường xây dựng khổng lồ này được bao quanh bởi các bảng quảng cáo, tương tự như những gì tôi đã nhìn thấy ở Trung Quốc, cùng với những khẩu hiệu thúc đẩy người dân tiến đến tương lai huy hoàng.

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Cảng Colombo do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka

Ví dụ như: “Xây dựng một thành phố đẳng cấp thế giới cho Nam Á”, “15 tỷ đô đầu tư” hay “83.000 việc làm”.

Phụ trách tài chính và xây dựng của dự án là công ty con của một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Doanh nghiệp này đã bị Ngân hàng Thế giới niêm yết sau khi có các cáo buộc tham nhũng.

Doanh nghiệp được thuê đất 99 năm, giống như cách người Anh từng dùng để chiếm hữu ở Hong Kong vậy.

Sau đó, một khu tự trị mới trong thành phố sẽ được thành lập với hệ thống tài chính và tư pháp riêng, giống như các khu vực ngoài lãnh thổ mà các nước phương Tây từng có ở Thượng Hải và các cảng biển khác của Trung Quốc.

Sri Lanka đã rơi vào bẫy nợ và để thoát ra khỏi cái bẫy này, họ buộc phải bán đi tài sản của mình.

Là một phần của đặc khu kinh tế ở phía Nam, làng chài Hambantota vốn yên bình nay đã trở thành một bến cảng container sầm uất.

Tôi đến khu vực này cùng với một người bạn Sri Lanka sau chuyến đi dài băng qua những bãi biển và đầm có mọc cây dừa nước.

Trên đường đi chúng tôi đã rất thích thú khi nhìn thấy cả voi, khỉ, rùa và thằn lằn.

Tuy nhiên, con đường xinh đẹp này không kéo dài mãi mà sau đó là đoạn nối là đường cao tốc bốn làn nhàm chán.

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Hàng trăm nhà hoạt động và các nhà sư Phật giáo phản đối các đầu tư của Trung Quốc tại Hambantota hồi đầu năm 2017

Nó dẫn chúng tôi đến một trung tâm hội nghị và một sân bay quốc tế mới. Một người phụ nữ mặc sari cho chúng tôi biết sau nhiều năm mở cửa thì sân bay này mỗi tuần vẫn chỉ có một chuyến.

Cô ấy không phản đối dự án này nhưng dường như người dân địa phương không được hưởng lợi gì cả. Khi chúng tôi đến sân bay, một bảo vệ tiến đến và nói:

“Hai người không được qua đây. Sân bay này đã được bán cho Trung Quốc rồi.”

Bạn tôi nói rằng cô ấy cũng từng bị từ chối như vậy khi đến một nhà hàng Trung Quốc ở Colombo với lý do “nhà hàng không phục vụ khách địa phương.”

Bên cạnh những lo ngại về vấn đề môi trường và những vấn đề khác, hai thoả thuận cảng biển lớn cũng đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính chủ quyền.

Vị trí chiến lược của Sri Lanka trên các tuyến thương mại Đông Tây đã làm cho nó trở thành mắc xích quan trọng trong mạng lưới cảng biển – một phần trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” cũng như kế hoạch vươn ra toàn cầu đầy tham vọng của Trung Quốc.

Trong khi đó, Delhi lo ngại rằng, hòn đảo được gọi là “giọt nước mắt” ngay ngoài khơi Ấn Độ này có thể sẽ trở thành một căn cứ quân sự thù địch trong tương lai.

Một số người Sri Lanka gọi Trung Quốc là thực dân và so sánh họ với người Âu trong quá khứ.

Một người đàn ông cho biết đây là ‘cuộc xâm lăng khôn khéo’ và trong 50 năm nữa có khi đây sẽ là đất nước của người Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới