Thursday, November 28, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 20/06/2018

Bản tin Biển Đông ngày 20/06/2018

Bản tin Biển Đông ngày 20/06/2018.

Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc khai thác mỏ khí gas nước sâu mới ở Biển Đông

Reuters dẫn nguồn tin ngày 19/6 từ Tân Hoa xã cho biết, Công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã bắt đầu khai thác một mỏ khí gas mới ở Biển Đông. Theo CNOOC cho biết, mỏ khí gas Lingshui 17-2 là mỏ khí gas nước sâu đầu tiên do một công ty của Trung Quốc vận hành.

Mỏ khí gas được phát hiện từ năm 2014 này nằm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 150 km, với độ sâu trung bình là 1.500 mét.

Học giả Pháp: sự hiện diện của Pháp ở Biển Đông là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia chứ không nhằm ngăn chặn Trung Quốc

Ngày 19/6, Sputnik News cho biết, ông Jean-Claude Allard, nghiên cứu viên Viện các vấn đề chiến lược và quốc tế (IRIS) của Pháp nhận định rằng, dù Pháp đang tăng cường hoạt động ở Biển Đông song ông khẳng định sự hiện diện này chỉ là nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Pháp ở Biển Đông chứ không nhằm mục đích ngăn chặn Trung Quốc vì cho rằng “lý luận như vậy sẽ là phóng đại”. Bên cạnh đó, ông cho biết Pháp có một số vùng lãnh thổ ở Nam Thái Bình Dương, Đông Úc và phía Đông Nam của Trung Quốc là khu vực New Calendonia và Polynesia. Theo ông Allard, “tại những khu vực người dân Pháp sinh sống có những lợi ích kinh tế, do đó sự hiện diện của Pháp ở Biển Đông là một động thái mang tính chất địa chính trị tốt nhằm cho thấy rằng Pháp đủ khả năng bảo vệ những lợi ích này”.

Thẩm phán Toà tối cao Philippines: hoạt động tuần tra của Trung Quốc ở Đá Sandy có thể sẽ “hợp thức hoá” yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của nước này ở Biển Đông

ABS-CBN đưa tin, ngày 20/6, Thẩm phán Toà tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng “việc cho phép Trung Quốc tuần tra ở khu vực Đá Sandy sẽ “hợp thức hoá” yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông vì điều đó đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng Trung Quốc có chủ quyền ở khu vực này. Ngoài ra, ông nhận định rằng nếu Trung Quốc kiểm soát và sở hữu Đá Sandy, Philippines sẽ đánh mất 1/3 vùng lãnh hải ở khu vực Đá Thị Tứ và cũng có nghĩa là “sự hiện diện của Trung Quốc ở Đá Subi sẽ được hợp thức hoá”.

RELATED ARTICLES

Tin mới