Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLào xây thủy điện thứ 4 trên Mê Kông: Kém hiệu quả

Lào xây thủy điện thứ 4 trên Mê Kông: Kém hiệu quả

Khi năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo ngày càng phát triển thì việc xây dựng các thủy điện của Lào đối diện nguy cơ hiệu quả kinh tế kém.

Hiệu quả kinh tế kém, khó cạnh tranh với năng lượng mặt trời

Ngày 18/6, thông tin từ Ủy hội sông Mê Kông (MRC), MRC đã nhận được thông báo chính thức từ Chính phủ Lào về việc thực hiện quy trình tham vấn trước đối với dự án thủy điện Pak Lay.

Thông báo này là thủ tục đầu tiên trong quy trình Thông báo, Tham vấn và Thoả thuận trước (PNPCA) về hợp tác, sử dụng nước trên dòng chính sông Mê Kông.

Đập Pak Lay được xác định sẽ xây dựng tại tỉnh Xayaburi thuộc Bắc Lào. Đây là thủy điện không điều tiết, hoạt động liên tục quanh năm với công suất 770 MW. Dự kiến, thủy điện này ​​bắt đầu xây dựng vào năm 2020 và hoàn thành vào năm 2029.

Về thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Việc Lào xây dựng thêm thủy điện thứ 4 Pak Lay chắc chắn sẽ gây thiệt hại cho Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), các vùng phía hạ lưu, ngoài chuyện thay đổi dòng chảy, thì phù sa, hệ sinh thái bị tác động là nhìn thấy rõ.

Tuy nhiên, đến năm 2020 Lào mới bắt đầu khởi công xây, đến năm 2029 đưa vào khai thác, vận hành. Theo tôi đánh giá từ nay tới lúc đó, năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió sẽ phát triển hơn các thủy điện.

Như vậy, quyết định xây dựng thủy điện trên của Lào bị sai lầm về mặt kinh tế, vì bị các nguồn điện khác cạnh tranh.

Như dự án thủy điện Pak Beng của Lào mới xây xong thì Thái Lan quyết định đình chỉ mua điện từ Lào để xem xét lại chiến lược sử dụng điện của Thái Lan vì đang có tham vọng trở thành quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo lớn nhất Đông Nam Á, khi đó không còn phụ thuộc nguồn điện bên ngoài.

Bây giờ Lào xây dựng thêm một thủy điện nữa, thì có khả năng nó sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế, trong khi vẫn tác động gây thiệt hại cho các nước khác, cụ thể là các nước vùng hạ du như Việt Nam.

Khi đã đến giao đoạn tham vấn thì chỉ còn có đồng ý hay không đồng ý chứ không còn nên hay không nên, làm quy mô lớn hay nhỏ, chỉ có quyền đồng ý hay không?”.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, với các hồ không điều tiết thì sẽ có thời gian giữ nước lại không chảy, rồi lại có thời gian xả ra, chắc chắn khi làm hồ chứa không điều tiết thì sẽ phụ thuộc yếu tố thời tiết của sông Mê Kông.

Tức là về mặt kỹ thuật thì không có điều kiện tiết chế nguồn nước, điện sản xuất ra cũng không cạnh tranh được với các nguồn điện khác, trong khi hồ chứa thủy điện bên Trung Quốc đều là thủy điện điều tiết.

Việt Nam cần làm gì?

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, GS.TS Vũ Trọng Hồng – nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, thứ nhất, thủy điện không điều tiết là không có buồng chứa, không có khả năng cắt giảm lũ, chỉ tính vừa đủ lượng nước trên hồ, còn về mùa khô không có khả năng xả nước, thực hiện điều tiết 24h chỉ mở vài giờ, rồi tích lại. 

Đây là hồ điều tiết theo ngày, cực kỳ bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nếu hạ lưu cần nước thì bị ảnh hưởng cực lớn.

Lao xay thuy dien thu 4 tren Me Kong: Kem hieu qua

Đập thủy điện Xayaburi của Lào. Ảnh TTO

Thứ hai, công suất 770MW là cực lớn với hồ không điều tiết, hồ thủy điện lớn mấy nghìn MW như Hòa Bình, Sơn La đều có điều tiết.

Chính thiết kế này dẫn đến việc nếu như lũ lớn hoàn toàn hạ du phải chịu, kinh nghiệm như Bình Thuận họ phản đối loại thủy điện này, vì đặc tính điều tiết không phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

Thủy điện với hồ không điều tiết chủ yếu chỉ để phát điện, nên phù hợp với các nước Bắc Âu không làm nông nghiệp, chỉ làm công nghiệp, nhưng đặc biệt làm nông nghiệp như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Myanmar thì lại không cần.

Nhìn sang Lào, Thái Lan, Campuchia hiện đã không còn phát triển thủy điện này, Mỹ cũng đang phá dẫn các thủy điện loại trung để trả nước cho hạ du.

Đang trong quá trình tham vấn, ông Hồng chỉ rõ: “Việt Nam cần đưa ra được ý kiến cụ thể như có cần lượng nước từ nhánh Xayaburi này hay không, nếu như nhánh này không gây ảnh hưởng thì không nên có ý kiến gì cho họ tự làm. 

Nhưng nếu nhánh nước Xayaburi này đóng góp bao nhiêu %, bao nhiêu triệu m3 nước cho Việt Nam về mùa kiệt thì phải đề xuất là điều tiết ngày mở bao nhiêu giờ,. vào tháng hạn như 10-11-12.

Từ đó họ sẽ tính toán họ chịu thiệt bao nhiêu rồi trao đổi dưới các hình thức khác nhau, nên dùng quan hệ thương mại, đảm bảo dân đủ nước sản xuất nông nghiệp”, ông Hồng chỉ rõ.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới