Saturday, May 4, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiÔng Tập ngang nhiên nói về biển Đông với BTQP Mỹ: "Đất...

Ông Tập ngang nhiên nói về biển Đông với BTQP Mỹ: “Đất tổ tiên 1 tấc cũng không thể mất”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 27/6 đã tiếp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại Đại lễ đường nhân dân Bắc kinh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis tại Bắc Kinh ngày 27/6 (Ảnh: AP)

Tuyên bố của ông Tập về biển Đông

Trong cuộc gặp, ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ không nhượng bộ trong các vấn đề mà nước này gọi là “lợi ích cốt lõi”, nhưng đồng thời kêu gọi thắt chặt quan hệ giữa giới quân sự hai nước.

Đề cập cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc trên các vùng biển khu vực, ông Tập nói “Thái Bình Dương có đủ chỗ cho cả Mỹ, Trung và các nước khác”.

Ông kêu gọi hai nước “tuân theo nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng lợi để phát triển quan hệ song phương”.

Tuy nhiên, lãnh đạo Trung Quốc chuyển tới bộ trưởng James Mattis thông điệp cứng rắn trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông.

“Liên quan đến vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thái độ của Trung Quốc là kiên định và rõ ràng. Lãnh thổ do tổ tiên để lại thì một tấc cũng không để mất, còn những gì của người khác thì một ly chúng tôi cũng không lấy,” báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo trích lời ông Tập trong số ra sáng 28/6.

Mỹ-Trung bất đồng trong hàng loạt vấn đề

Chuyến công du Bắc Kinh của ông Mattis diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước ở vào thời điểm nhạy cảm.

Washington chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa phi pháp trên các đảo, đá nhân tạo mà nước này chiếm đóng/cải tạo trái phép ở biển Đông, gây căng thẳng quân sự ở khu vực eo biển Đài Loan, và leo thang cuộc chiến thương mại đang nổ ra giữa hai nước.

Trung Quốc áp đặt yêu sách chủ quyền phi pháp đối vời phần lớn diện tích biển Đông và đã đẩy nhanh củng cố cơ sở quân sự trái phép tại đây trong vài năm qua – động thái nhiều lần bị Mỹ gọi là mưu đồ kiểm soát tuyến hàng hải thương mại quy mô hàng đầu thế giới.

Washington đáp trả bằng cách huy động hải quân tổ chức các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trên biển Đông, với sự tham gia của nhiều tàu khu trục hiện đại và cả nhóm tác chiến tàu sân bay.

Trong khi đó, Bắc Kinh giận dữ vì các động thái quân sự gần đây của Mỹ, bên cạnh lời hứa bán vũ khí cho Đài Loan.

Đạo luật ủy quyền quốc phòng 2019 vừa được thượng viện Mỹ thông qua gần đây đã tạo điều kiện để quân đội Mỹ tham gia các cuộc tập trận chung với Đài Loan, trong khi báo giới Mỹ đưa tin Lầu Năm Góc cân nhắc đưa chiến hạm đi qua eo biển Đài Loan.

Ông Tập Cận Bình – người giữ chức Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc – nói với bộ trưởng Mattis rằng ông hy vọng giới chức quân sự hai bên “gia tăng trao đổi và tin cậy lẫn nhau, nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng và kiểm soát rủi ro”.

“Tăng cường trao đổi quân sự trên mọi cấp độ sẽ giúp làm giảm nghi ngờ lẫn nhau và ngăn ngừa chuyện hiểu nhầm, đánh giá sai hay các sự cố,” ông Tập nói.

Thông điệp của chủ tịch Trung Quốc đưa ra sau khi Lầu Năm Góc hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân quốc tế RIMPAC.

Về phần mình, ông Mattis bày tỏ đánh giá cao tầm quan trọng của quan hệ trong giới quân sự Mỹ-Trung. Ông cho biết Mỹ cũng mong muốn kiểm soát tốt khác biệt và rủi ro, tránh xung đột, và đưa quan hệ giữa quân đội hai nước thành một nhân tố mang tính xây dựng trong quan hệ song phương.

“Đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử giữa Mỹ và Trung Quốc, khi chúng tôi đang thúc đẩy mối quan hệ này tiến lên,” bộ trưởng quốc phòng Mỹ nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới