Chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc đã được giới chuyên gia, học quốc tế và khu vực nhiều lần đề cập đến. Xét trên nhiều phương diện, quá trình theo đuổi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc đã và đang gây ra nhiều hệ lụy cho các nước.
Trung Quốc tiếp tục theo đuổi mục bá quyền trên biển
Chiến lược xây dựng cường quốc biển của Trung Quốc lần đầu tiên được Trung Quốc đưa vào Báo cáo Chính trị tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (11/2012), trong đó nêu rõ “cần nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Trước đây, mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc thời chỉ đơn thuần là phòng vệ bờ biển. Sau đó, mục tiêu này được phát triển thành phòng vệ biển gần và cho đến nay là hoạt động biển xa. Sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược biển như vậy gắn liền với sự mở rộng của nội hàm quan niệm về hải dương của Trung Quốc, từ chỗ coi hải dương chỉ là vùng biển gần bờ, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế, đến nhấn mạnh khả năng đi ra vùng biển quốc tế và phát triển tài nguyên đại dương, hiện nay đối với Trung Quốc là mở rộng sang quyền cho tàu bè quân sự tự do đi lại trên biển, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng trong trường hợp chiến tranh và cản trở khả năng hoạt động tự do của hải quân các nước đối thủ.
Dư luận cho rằng cách hành xử của Trung Quốc gần đây là nhằm hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp do Trung Quốc tự ý vẽ lên nhằm độc chiếm Biển Đông. Nhiều phân tích cho rằng hoạt động biển xa của Trung Quốc giờ không chỉ giới hạn về không gian địa lý nữa mà gắn liền với việc cố đạt được các mục tiêu chiến lược và mục tiêu này ngày càng lớn hơn, tương ứng với mức độ trỗi dậy và tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Vì vậy, hoạt động vi phạm của hải quân Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra ở vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc nữa mà sẽ ở bất kỳ vùng biển nào mà Trung Quốc âm mưu muốn kiểm soát và tại các vùng biển mà Trung Quốc có thể bị tấn công.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc liên tục tiến hành những hoạt động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế và xâm hại chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia khác để xác lập sức mạnh biển. Từ năm 2014, Trung Quốc đã ban hành Luật bảo vệ cơ sở quân sự nhằm tăng cường an ninh quân sự trên biển của Trung Quốc, theo đó cho phép các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc có quyền quy định nghiêm cấm các hoạt động đánh bắt thủy hải sản và các công trình xây dựng dân sự tại các vùng biển cấm, cùng một số điều khoản siết chặt kiểm soát đối với các cơ sở dân sự tọa lạc gần các khu vực phòng thủ ven biển của Trung Quốc, nhưng điều vô lý là Trung Quốc lại không nêu rõ phạm vi các vùng biển áp dụng.
Việc theo đuổi chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc đã gây ra những tác động tiêu cực đến tình hình khu vực và quốc tế
Thứ nhất, nó làm thay đổi cân bằng quyền lực ở khu vực. Mặc dù các nước khu vực có thể điều chỉnh chính sách để cân bằng ảnh hưởng, song về lâu dài tình trạng này có thể gây bất ổn định cho môi trường hòa bình của khu vực, khiến các nước cảm thấy bất an và phải gia tăng tiềm lực quốc phòng hoặc liên minh, liên kết để lấy lại trạng thái cân bằng của khu vực.
Thứ hai,nó khiến cho cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vàvai trò của luật pháp quốc tế suy giảm nghiêm trọng. Việc Trung Quốc tìm cách tăng cường kiểm soát trên biển, trong đó tìm cách đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹra khỏi bờ Tây Thái Bình Dương, đã gây ra sự cọ xát chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt. Cùng với đó là những hoạt động quân sự hóa đơn phương của Trung Quốc bất chấp Phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hợp quốc theo Phụ lục VII đã khiến cho vai trò của các thể chế quốc tế, luật pháp quốc tế và các cơ chế, diễn đàn an ninh khu vực sẽ bị thách thức.
Thứ ba, việc Trung Quốc theo đuổi chiến lược cường quốc biển đã làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước. Việc Trung Quốc gia tăng nhanh chóng tiềm lực quốc phòng có tác động dây chuyền, làm gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Giới chuyên gia cho rằng tuy chưa tới mức chạy đua vũ trang, song việc gia tăng nhanh chóng chi tiêu quốc phòng ở khu vực đã báo hiệu xung đột hoặc sự cố rất dễ xảy ra khi các bên không kiềm chế và Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Thứ tư,những hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn hàng hải và hàng không. Việc Trung Quốc tìm cách bảo vệ và kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch từ Hoa Đông và Biển Đông qua eo biển Malacca đi Trung Đông đã thách thức vai trò của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và nhiều nước khác. Ngoài ra, việc Trung Quốctheo đuổi chiến lược cường quốc biển, với hoạt động quân sự hóa ồ ạt đã khiến cho các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Kết luận: Phát triển là nhu cầu tất yếu của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào trên trái đất này. Tuy nhiên, sự phát triển đó cần phải hài hòa, phù hợp với xu thế và sự phát triển chung của nhân loại. Việc Trung Quốc bằng mọi thủ đoạn để đạt được mục tiêu trở thành cường quốc biển đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đi ngược ại với những nỗ lực kiến tạo hoàn bình, ổn định của các nước. Hành động của Trung Quốc đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân các nước. Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép chủ quyền lãnh thổ của các nước ở Biển Đông và đang có những hành xử khiến dư luận quốc tế hết sức quan ngại.