Sunday, November 24, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBất chấp Mỹ, Iran quyết bán dầu: TQ làm phao?

Bất chấp Mỹ, Iran quyết bán dầu: TQ làm phao?

Iran khẳng định vẫn sẽ bán lượng dầu nhiều nhất có thể trong khi Mỹ tuyên bố sẽ trừng phạt các công ty nước ngoài hợp tác làm ăn với Nga.

Ngày 10/7, Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri cho biết sẽ là một sai lầm nếu nghĩ những lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Tehran không tác động tới nền kinh tế nước này khi Washington khơi mào cuộc chiến tranh thương mại với các đồng minh châu Âu và Trung Quốc.

Hãng thông tấn Fars dẫn lời ông Eshaq Jahangiri cho rằng mặc dù những nỗ lực của Mỹ nhằm giảm sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Iran xuống con số 0 nhưng “chúng tôi vẫn sẽ bán lượng dầu nhiều nhất có thể”.

Trước đó, vào tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ký hồi năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) và khôi phục các biện pháp trừng phạt rộng rãi nhằm vào Iran; trong đó có các biện pháp trừng phạt bổ sung chống lại các thể chế tài chính của những nước thứ ba giao dịch với Tehran.

Trong bối cảnh đó, để mục tiêu “bán lượng dầu nhiều nhất có thể” có thể khả thi, Iran sẽ phải tìm “phao cứu sinh” là các đối tác mua dầu của mình. Nhưng chính quyền Mỹ đã cảnh báo các đồng minh gần gũi như Hàn Quốc sẽ bị trừng phạt nếu họ không cắt giảm nhập khẩu dầu của Iran vào đầu tháng 11 tới.

Một số đối tác châu Âu – điểm đến thứ 2 cho dầu thô của Iran trước đó cũng thể hiện sự ủng hộ yêu cầu của Mỹ, với việc để ngỏ khả năng cho các thị trường cung cấp dầu thay thế như Nga, Saudi Arabia và Iraq.

Một số đối tác châu Á- khu vực nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran hiện vẫn đang cân nhắc quyết định. Hàn Quốc chiếm 14% lĩnh vực xuất khẩu dầu của Iran năm 2017. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran ở mức 24%, sau đó là Ấn Độ 18%.

Theo giới phân tích trước sức ép của Mỹ, các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc hay Ấn Độ khó có thể“ phớt lờ” yêu cầu của Mỹ, nhưng có thể lựa chọn phương án giảm sản lượng nhập khẩu dầu của Iran. Và trong trường hợp đó thì Iran sẽ cố gắng tìm đến Trung Quốc là biện pháp cứu cánh cuối cùng.

Theo giới phân tích, Trung Quốc có thể mua nhiều dầu hơn từ Iran, mặc dù nước này có thể mất thời gian để xem xét lại các thỏa thuận do giới hạn về tài chính và vận chuyển của Mỹ. Trung Quốc cũng là quốc gia duy trì phần lớn các hoạt động nhập khẩu dầu của Iran trong giai đoạn quốc gia Hồi giáo này bị áp đặt trừng phạt từ năm 2012 đến năm 2016. Các hoạt động này có thể tạo ra nguồn lợi nhuận tối thiểu để Iran có thể trả cho các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm và dược phẩm.

Dù vậy, rủi ro của Iran khi dựa vào cái “phao cứu sinh” Trung Quốc chính là việc “bỏ trứng vào một giỏ”, nhất là trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra căng thẳng. Trong trường hợp Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận, không có gì đảm bảo những hợp tác dầu mỏ giữa Trung Quốc và Iran không bị ảnh hưởng.

Ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố, Washington sẽ xem xét yêu cầu của một số quốc gia được miễn trừ các biện pháp trừng phạt của Mỹ vốn sẽ có hiệu lực vào tháng 11 này nhằm ngăn chặn Iran xuất khẩu dầu.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố chi tiết cuộc trả lời phỏng vấn của Ngoại trưởng Pompeo với hãng Sky News Arabia tại Abu Dhabi, trong đó ông Pompeo cho biết: “Sẽ có một số quốc gia tìm đến Mỹ và yêu cầu được miễn khỏi điều đó (các biện pháp trừng phạt). Chúng tôi sẽ xem xét việc này”.

Ngoại trưởng Pompeo không nêu tên bất kỳ quốc gia nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới