Saturday, April 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ: Nga-Mỹ là một phần của phương Tây

TQ: Nga-Mỹ là một phần của phương Tây

Giới phân tích Trung Quốc cho rằng Nga và Mỹ đã hình thành quán tính tư duy coi thường nhau trên cơ sở sự tự tin về văn hóa tôn giáo.

Gà cùng một mẹ?

Tạp chí “Hòa bình và phát triển” của Trung Quốc mới đây có bài viết phân tích về mối quan hệ Nga-Mỹ, trong đó đưa ra nhận định cả hai cường quốc này đều thuộc một phần của văn hóa phương Tây.

Tuy nhiên, giới phân tích Trung Quốc đã chỉ ra những hướng phát triển khác nhau trong lịch sử để đi đến đánh giá phân biệt giữa Nga với phương Tây, trong đó có Mỹ.

Tạp chí Trung Quốc cho rằng xem xét về thuộc tính tôn giáo, thì đạo Tin Lành được người Anh hoặc người Anglo – Saxon sùng tín, được coi là nguồn gốc chủ yếu của tôn giáo và văn hóa Mỹ cũng như Chính thống giáo mà người Nga tôn sùng đều thuộc Kito giáo. Cùng với sự chia rẽ của Giáo hội Roma, đã dần dần hình thành các nhánh Thiên chúa giáo, Chính thống giáo phương Đông và Tin Lành…, có giáo lý tôn giáo vừa giống lại vừa khác nhau.

Theo tạp chí Trung Quốc, cả Chính thống giáo và Tin Lành đều nhận là phái “chính tông nhất” và hình thành ngọn nguồn chủ yếu về quan niệm đối lập tôn giáo và văn hóa giữa người Nga và người Mỹ, trên cơ sở đó nảy sinh hàng loạt khác biệt và đối đầu giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như tôn giáo, triết học, tư tưởng, văn hóa…

Ví dụ được nêu ra là trong cuốn sách “Người Mỹ – Tiến trình phát triển”, giáo sư nổi tiếng của Đại học Havard (Mỹ) Daniel J.Boorstin đã trích dẫn một số câu ở cuốn sách “Vườn ươm nước Anh mới” của giáo sư Francis Lee Higginson Đại học Chicago (Mỹ) để chứng minh quan niệm tôn giáo tự tin của người Mỹ: “Điều chúng ta tôn thờ là tôn giáo đích thực…do đó… ai có thể đối đầu với chúng ta?”.

Còn sự tự tin của người Nga về tín ngưỡng tôn giáo được tạp chí Trung Quốc chứng minh bằng sự kiện từ đầu thế kỷ XVI, người Nga đã giương cao ngọn cờ Moscow là “Roma thứ ba” sau Roma và Constantinople, nhằm thể hiện sự chính tông và tự tin của mình.

Trung Quoc: Nga-My la mot phan cua phuong Tay
Nhà thờ Thánh Basil trên Quảng trường Đỏ ở Moscow được xây dựng từ giữa thế kỷ XVI

Từ những luận giải trên, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Nga và Mỹ đã hình thành quán tính tư duy coi thường nhau trên cơ sở sự tự tin về văn hóa tôn giáo, cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ song phương luôn khó hòa hợp.

Cũng theo tạp trí Trung Quốc, truyền thống bài xích lẫn nhau về thể chế chính trị kinh tế giữa Nga và Mỹ vẫn đang kéo dài, trở thành một trong những nhân tố đối lập lâu dài và mang tính cơ cấu của quan hệ song phương.

Ngay sau khi Thế chiến I kết thúc, khi ký Hiệp định Versailles, các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa trong đó có Mỹ đã xem xét đối phó với Liên Xô.

Tuy Mỹ và Liên Xô đã gác lại sự đối lập về chế độ chính trị, liên kết thành phe đồng minh để đánh bại phe “trục” phát xít gồm Đức, Italy và Nhật Bản, nhưng sau Thế chiến II, cùng với bài phát biểu của cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Mỹ về chống Liên Xô, đồng thời Mỹ đưa ra “chủ nghĩa Truman” vào tháng 3/1947, sự đối kháng giữa hai phe lớn là phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã khai cuộc, Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

Trong thời kỳ này, hai nước đã chạy đua vũ trang, cạnh tranh về vũ trụ và công nghệ cũng như đối lập và đối kháng toàn diện trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao… Sự đối kháng, cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau liên tục kéo dài đến khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, cuộc đối đầu Nga-Mỹ vẫn tiếp diễn dù sau khi Liên Xô tan rã, Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô theo ý nghĩa luật pháp quốc tế, nhưng họ đã kế thừa một Liên Xô mất đi 23,8% lãnh thổ, 48,5% dân số, 41% GDP, 39,4% tiềm lực công nghiệp, 44,6% năng lực quân sự.

Không tồi tồi tệ nhất, chỉ tồi tệ hơn

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai phe quân sự lớn là NATO do Mỹ đứng đầu và Khối Warsaw do Liên Xô đứng đầu đã thiết lập lực lượng quân sự hùng mạnh, hình thành thế cân bằng chiến lược với tiền đề là đảm bảo hủy diệt lẫn nhau.

Sau khi Liên Xô và Khối Warsaw tan rã, NATO vẫn chưa bị giải thể, mà trở thành liên minh quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Nhưng do Nga kế thừa lực lượng quân sự chủ yếu, đặc biệt là lực lượng hạt nhân chiến lược, vẫn có năng lực tiềm ẩn để tiêu diệt Mỹ và NATO, đồng thời cũng có khả năng răn đe tương ứng về lực lượng vũ khí thông thường, nên đã trở thành mối đe dọa lớn đối với Mỹ và NATO.

Binh sĩ Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Theo giới phân tích Trung Quốc, đây là nguyên nhân chính khiến các chính phủ, giới quân sự và hoạch định chiến lược của Mỹ trong nhiều thời kỳ khác nhau chưa từng nới lỏng chính sách kiềm chế quân sự đối với Nga.

Trong thời gian đó, hai bên ngoài việc tiếp tục hối thúc đối phương tuân thủ hiệp định cắt giảm vũ khí hạt nhân đã ký, Mỹ và Nga còn lần lượt đạt được “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 2” vào tháng 1/1993, ký “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giai đoạn 3” vào năm 1997, đạt được “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược” vào tháng 5/2002 và ký “Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới” vào tháng 4/2010.

Thông qua thực hiện giám sát lẫn nhau đối với những hiệp ước này, số lượng vũ khí chiến lược của hai bên cũng được cắt giảm tương ứng. Ví dụ như Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới vào tháng 4/2010 quy định Mỹ và Nga sẽ cắt giảm số lượng đầu đạn hạt nhân ở mức dưới 1.550, cắt giảm số lượng tên lửa và máy bay ném bom chiến lược xuống còn 800.

Theo tạp chí Trung Quốc, đối với Nga và Mỹ, ý nghĩa của cắt giảm vũ khí chiến lược hoặc vũ khí thông thường đối với việc xóa bỏ mối đe dọa lẫn nhau là không lớn, bởi vì hai bên đều không muốn phá vỡ “giới hạn đỏ cân bằng” là “đảm bảo khả năng tiêu diệt lẫn nhau”.

Điều then chốt là thông qua đàm phán cắt giảm vũ khí và giám sát lẫn nhau thực hiện hiệp định cắt giảm vũ khí để duy trì lòng tin quân sự ở mức tối thiểu, nhằm tránh hai bên xảy ra xung đột trực tiếp.

Quan hệ Nga-Mỹ không tồi tệ nhất mà chỉ tồi tệ hơn?

Đối với Nga, với tiền đề sức mạnh tổng hợp của đất nước không bằng Mỹ, việc duy trì khả năng răn đe quân sự to lớn không những là nhu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn thể hiện lợi thế của địa vị nước lớn khi đối đầu với Mỹ.

Đối với Mỹ, cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược hùng mạnh của Nga, ép giảm số lượng vũ khí thông thường có khả năng răn đe nhất định là giảm thiểu tối đa mối đe dọa chiến lược của Nga đối với Mỹ và phương Tây.

Ngoài cuộc chiến xung quanh lĩnh vực cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược và hệ thống phòng thủ tên lửa, tạp chí Trung Quốc cũng nêu ra hàng loạt sự kiện tác động tới quan hệ Nga-Mỹ, đặc biệt là kể từ khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000.

Các sự kiện được đánh giá là quan trọng gồm cuộc tấn công khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/9/2001, cách mạng sắc màu ở Ukraine từ năm 2004 đến 2005, cuộc chiến Gruzia năm 2008, cuộc khủng hoảng Ukraine và Crimea năm 2014, Nga can thiệp quân sự tại Syria, các hành động trục xuất ngoại giao giữa hai nước năm 2017…

Theo giới phân tích Trung Quốc, những tranh chấp nêu trên tạo thành đường hướng chủ yếu của quan hệ Nga-Mỹ gần 20 năm qua. Tuy hai bên có hợp tác ít nhiều trong một số sự kiện và thời điểm nào đó, cũng có thể duy trì âm thầm sự nhẫn nhịn và ổn định nhất thời, nhưng chủ lưu và xu thế lớn của quan hệ song phương Nga-Mỹ luôn đi theo hướng tụt dốc, rơi vào lời nguyền khó gỡ “không tồi tệ nhất, chỉ tồi tệ hơn”.

RELATED ARTICLES

Tin mới