Saturday, April 27, 2024
Trang chủBiển nóngPhilippines đang có nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt...

Philippines đang có nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông

Thời gian gần đây, Chính quyền của Tổng thông Philippines Rodrigo Duterte đã có nhiều điều chỉnh chính sách liên quan vấn đề Biển Đông, trong đó vừa né tránh làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, vừa tìm cách củng cố “chủ quyền” ở Biển Đông. Tuy nhiên, những hành động củng cố “chủ quyền” của Philippines đã xâm phạm chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana (21/4/2017) ra đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Philippines có nhiều tuyên bố, hành động phi pháp, vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông:

Thứ nhất, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (6/4) cho biết đã ra lệnh Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đóng quân và cắm cờ trên tất cả các đảo đang chiếm đóng ở Biển Đông, trong đó có đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép). Cùng ngày, ông Duterte thông báo kế hoạch sẽ thăm đảo Pag-asa vào Ngày Quốc khánh Philippines (12/6) nhằm củng bố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines đối với khu vực này. Tuy nhiên, ông Duterte đã không “thực hiện được ước mơ” cùa mình vì lo ngại bị các nước phản đối.

Thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết, ông Duterte đã chấp thuận nâng cấp cơ sở hạ tầng ở Thị Tứ (xây một đường băng, một cảng và một bến tàu cho tàu thuyền trên đảo Thị Tứ) cùng 8 thực thể khác mà Philippines đang kiểm soát ở Biển Đông; nhấn mạnh Philippines sẽ xây dựng một số cơ sở hạ tầng trên các đảo như doanh trại dành cho nam giới, hệ thống cung cấp nước (đã được khử muối) và xử lý nước thải, máy phát điện, hải đăng, nhà tạm trú cho ngư dân. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (3/2017) yêu cầu sửa chữa các cơ sở hạ tầng tại đảo Pag-asa, trong đó ưu tiên hàng đầu là sửa chữa đường băng trên đảo. Nghị sĩ Philippines Johnny Pimentel cũng cho biết Philippines sẽ chi 450 triệu peso (khoảng 9 triệu USD) để xây dựng cảng biển trên đảo Thị Tứ; đồng thời kêu gọi Chính phủ khởi động lại việc thăm dò dầu khí ở Biển Đông, xây dựng một trạm nghiên cứu và tìm cách cung cấp nguồn điện tái tạo trên đảo.

Thứ ba, tháng 7/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Philippines Eduardo Ano ra thăm phi pháp đảo Thị Tứ. Trước đó, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cùng một số quan chức quân đội và nhà báo (11/5/2015) đến thăm đảo Thị Tứ nhằm củng cố tuyên bố “chủ quyền” của Philippines và cam kết sẽ bảo vệ lãnh thổ, đồng thời sẽ hỗ trợ phát triển du lịch và khai thách tài nguyên biển tại đây.

Thứ tư, một nhóm thanh niên Kalayaan Atin Ito gồm 50 thành viên (26/12/2015) đã đến đảo Thị nhằm phản đối yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thứ năm, từ năm 2001, Chính phủ Philippines đã triển khai đưa người dân ra sinh sống trên đảo Thị Tứ . Tuy nhiên, điều kiện sống khắc nghiệt khiến chỉ ít người Philippines còn ở lại trên đảo.

Chính giới, chuyên gia, học giả Philippines tìm cách bao biện cho chính sách của Manila

Thứ nhất, việc Philippines cải tạo đảo Thị Tứ nhằm “cải thiện đời sống người dân trên đảo”. Ông Eugenio bito-onon, cựu Thị trưởng thành phố Kalayaan (đô thị nhỏ nhất của Philippines ở quần đảo Trường Sa), cho biết cảng biển này được thiết kế nhằm giúp đảo Thị Tứ dễ tiếp cận hơn đối với khoảng 200 cư dân (chủ yếu là ngư dân) và khoảng 50 binh sĩ luân phiên sống trên đảo. Ngoài ra, xây dựng cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân Philippines, thậm chí là du khách nước ngoài đến thăm đảo Thị Tứ.

Thứ hai, việc duy trì các cộng đồng người dân sinh sống ở Trường Sa là một phương sách quan trọng của Philippines nhằm khẳng định các tuyên bố “chủ quyền”.

Tuy nhiên, hành động của Philippines sẽ vấp phải sự phản đối của các nước, nhất là Trung Quốc. Việc Philippines thông qua quyết định sửa chữa, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng trên các đảo, đá đang kiểm soát sẽ dễ gây phản ứng từ các nước có liên quan tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Ngoài ra, kế hoạch xây dựng cảng biển có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh quan hệ song phương đang dần được cải thiện.

Philippines đang xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông:

Thứ nhất, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị

Thứ hai, lợi dụng tình hình chính tranh ở Việt Nam đang diễn ra căng thẳng, Philippines (năm 1970) đã cử quân đội xâm chiếm 6 đảo, đá của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, trong đó có đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, đảo Bến Lạc (Đảo Dừa) và 3 đảo nữa. Trong những đảo Philipines chiếm phi pháp, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Thứ ba, hành động của Philippines cũng đi ngược lại nhiều văn bản, thỏa thuận song phương, đa phương liên quan vấn đề Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam từng tuyên bố ‘trong khi chờ đợi tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho tranh chấp, các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, phù hợp với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002”.

Nhìn chung, Philippines vốn là một quốc gia không có chủ quyền gì tại quần đảo Trường Sa vì Hiệp định Paris năm 1898 được ký kết giữa Tây Ban Nha và Hoa Kỳ đã xác định rõ: Lãnh thổ Philippines không bao gồm một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa. Philippines có ý đồ từng bước tranh chiếm quần đảo Trường Sa để mở rộng lãnh thổ của họ về phía Tây và làm cơ sở cho yêu sách của họ trong. Ngoài ta, Philippines đã nhiều lần có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động khiến Philippines phải ngừng lại nhũng tuyên bố, hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới