Sunday, September 8, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiXây dựng đặc khu kinh tế, Oman, Maldives liệu sẽ mắc bẫy...

Xây dựng đặc khu kinh tế, Oman, Maldives liệu sẽ mắc bẫy Bắc Kinh?

Hai cảng biển Dugm – Oman,và Mali – Maldives có thể sẽ rơi vào tay Trung Quốc giống như số phận của cảng Hambantota – Sri Lanka.

Cơn bão Trung Quốc đang đổ bộ lên lục địa nhiều quốc gia thông qua sáng kiến Vành đai – Con đường. Những gì đã diễn ra đang làm gia tăng thêm nghi vấn về việc Bắc Kinh cố tình đặt bẫy các nước láng giềng – những quốc gia đã ký kết tham gia dự án phát triển con đường tơ lụa trên biển và trên cạn, Oman và Maldives là những ví dụ điển hình.

Dư luận e sợ rằng, mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh đằng sau những khoản viện trợ chung là giành quyền kiểm soát cảng, theo nhận định của tờ Nikkei Nhật Bản trong bản tin ngày 26/7/ 2018.

Người Nhật cảnh báo sự hiện diện của Trung Quốc tại quốc gia sa mạc 

Duqm là thị trấn cảng trên bờ biển phía đông của quốc gia sa mạc Oman, trên biển Ả Rập. Cảng biển Duqm là nguồn cung cấp và tiếp nhiên liệu cho hải quân Mỹ, Anh, và Nhật Bản.

Đầu tháng Năm, một tàu khu trục Nhật Bản đã cập cảng Duqm để tham gia cuộc tập trận giao hữu với hải quân địa phương, đồng thời mua nguyên liệu dự trữ sau khi hoàn thành một nhiệm vụ trên vùng biển ngoài khơi Somalia. Thời điểm đó, ông Mitsugu Saito, đại sứ Nhật Bản tại Oman, đã đưa ra những cảnh báo về sự gia tăng hiện diện đột biến của Trung Quốc tại thị trấn cảng, đặc biệt là việc Trung Quốc đang sở hữu những mảnh đất rộng lớn trong khu vực.

Xây dựng đặc khu kinh tế, Oman sẽ mắc bẫy Bắc Kinh ?

Tờ Gulf-insider cho biết trong một bản tin ngày 29/5/2017: Duqm đã thu hút khoảng 11 tỷ USD đầu tư cho các dự án khác nhau, bao gồm một nhà máy lọc dầu lớn cùng một loạt các liên doanh công nghiệp của các nhà đầu tư Trung Quốc, theo một quan chức cao cấp của Ban quản lý Đặc khu kinh tế Duqm.

Vành đai con đườngCảng biển Duqm thuộc quốc gia sa mạc đã thu hút khoảng 11 tỷ USD đầu tư cho các dự án khác nhau. (Ảnh: Gulf-insider)

“Duqm mắc nợ Trung Quốc”

Chính phủ người Omani hy vọng “cai sữa” cho nền kinh tế đang phụ thuộc sâu sắc vào xuất khẩu dầu của họ, bằng cách xây dựng một cụm công nghiệp trong khu vực và tạo ra một đặc khu kinh tế. Trung Quốc trong năm 2016 đã đồng ý xây dựng một khu công nghiệp trị giá 10.7 tỷ USD tại đây.

Tổ chức tài chính phát triển đa phương do Trung Quốc dẫn đầu, và Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á, đã đầu tư tổng cộng 300 triệu USD vào việc phát triển cảng và xây dựng đường sắt. Riêng lĩnh vực khách sạn tại khu vực, các doanh nhân Trung Quốc nắm quyền thống trị.

“Duqm đã thay đổi một cách thần diệu”, một công chức địa phương cho biết. “Chúng tôi mắc nợ Trung Quốc”.

Vành đai con đườngTuyến đường qua các cảng biển sẽ hình thành “Chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương. Trong đó cảng biển Hambantota của Sri Lanka đã thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. (Ảnh: Nikkei)

Vùng đất mà Trung Quốc đã giành được trong khu vực có vẻ sẽ được khai thác để xây dựng các nhà máy lọc dầu và khách sạn. Nhưng Đại sứ Saito đã đặt ra một nghi vấn làm giới quan sát Trung Quốc lo ngại: Liệu Trung Quốc có sử dụng cảng cho các mục tiêu quân sự trong tương lai? 

Không có cảng nào trong khu vực lại được trang bị một xưởng đóng tàu với khả năng sửa chữa các con tàu lớn.

Trung Quốc đã tham gia phát triển hơn 30 cảng biển có vị trí trọng yếu 

Nhật Bản cũng tỏ rõ sự hứng thú đối với khu vực này và đã tham gia vào công cuộc phát triển Duqm trước Trung Quốc. Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản được Tokyo hậu thuẫn đã cung cấp 660 triệu USD trong các khoản vay để phát triển cảng này vào năm 2007. Tuy nhiên, Trung Quốc “ví dầy túi nặng” đang vẽ lại bức tranh quyền lực trong khu vực, theo Nikkei.

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố sáng kiến Vành đai – Con đường (BRI) trong năm 2013, quốc gia này đã thực hiện hơn 30 dự án phát triển và mở rộng cảng ở các nước. Đây đều là các vị trí trọng yếu dọc theo tuyến đường biển nối Trung Quốc và các nước Trung Đông sản xuất dầu.

Dự án Vành đai Con đường của Trung Quốc, với một “chuỗi ngọc trai” nối các cảng biển. (Ảnh: CNN)

Tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Maldives

Tại Maldives trên Ấn Độ Dương, một cây cầu nối đảo thủ đô Malé và một hòn đảo sân bay đang được xây dựng với sự giúp đỡ từ người cộng sự Trung Quốc. Một biểu ngữ chào đón tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Maldives trên cây cầu là lời nhắc nhở tới người dân địa phương và khách du lịch rằng họ nên cảm ơn Bắc Kinh vì đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên thuận lợi hơn.

Tổng thống Maldives, ông Abdulla Yameen bắt tay với đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 7/12. (Ảnh: Reuters)

Chiến lược nhằm đoạt “chuỗi ngọc trai”

Bộ Quốc phòng Mỹ đã mô tả chiến lược làn đường biển của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương là một thương vụ nhằm thâu tóm “chuỗi ngọc trai”. Minh chứng cho sự mô tả này là những cảng mà Trung Quốc nhắm tới, bao gồm các cảng ở Myanmar, Sri Lanka và Pakistan, tạo thành hình dạng một chuỗi vòng cổ trên lục địa Ấn Độ.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rằng mục đích chỉ là đảm bảo ổn định cho việc thu mua năng lượng, hàng hoá và tài nguyên, Ấn Độ cũng đã có những nghi ngờ về việc Bắc Kinh thành lập các cảng chỉ huy hải quân cho mục đích quân sự.

Đầu tư và cho vay từ Trung Quốc có mô hình theo kiểu giao dịch tư nhân, với các tổ chức tài chính được Bắc Kinh hậu thuẫn, chẳng hạn như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, và các công ty nhà nước ‘nắm đằng chuôi’. Nhưng họ tính lãi suất cao hơn các tổ chức quốc tế đặc thù khác. Một số nước đang phát triển không có khả năng đáp ứng các khoản nợ này và có thể sẽ từ bỏ các hoạt động cảng, phó mặc cho Trung Quốc.

Các khoản vay “bẫy nợ”

Điều này dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể đang thiết lập các bẫy nợ, bằng cách cho vay tiền với một mục tiêu, đó là bí mật kiểm soát cảng và biến chúng trở thành các căn cứ quân sự.

Các quốc gia nhận được tài trợ của Trung Quốc đều là những đối tượng đang tìm kiếm sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng lại thiếu tiền. Ví dụ điển hình là Oman, một quốc gia Ả Rập, với sản lượng dầu và khí đốt bị áp đảo bởi các nước khác dọc biển Vịnh Ba Tư, đã trải qua nhiều năm thâm hụt ngân sách. Kết cục là, Oman phải chấp nhận vay nợ từ ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc.

Các khoản chi đối ngoại của Maldives từ năm 2016 đến 2021 được ước tính tổng cộng là 1,4 tỷ USD, phần lớn số tiền này được cho là để các trả nợ các khoản vay từ Trung Quốc. Đó là một gánh nặng khi mà tổng sản phẩm quốc nội của nước này chỉ khoảng 4 tỷ USD.

Cựu Tổng thống Maldives, ông Mohamed Nasheed đã chỉ trích chính quyền hiện nay ủng hộ Trung Quốc, đồng thời đưa ra cảnh báo rằng đất nước sẽ không thể trả nợ cho Trung Quốc, và rốt cuộc thì sẽ buộc phải nhượng đất cho Bắc Kinh.

Cựu Tổng thống Maldives, ông Mohamed Nasheed phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Reuters tại Colombo, Sri Lanka ngày 4/6/2018. (Ảnh: Reuters/ Dinuka Liyanawatte)

Bản tin ngày 4/6/2018 của Reuters, trích dẫn lời cựu tổng thống Mohamed Nasheed khẳng định: Trung Quốc đã kéo Maldives vào một cái bẫy nợ và bất kỳ chính phủ tương lai nào được thành lập bởi phe đối lập cũng sẽ không thể hoàn trả các khoản vay.

RELATED ARTICLES

Tin mới