Tạp chí Forbes mới đây đăng bài phân tích về vấn đề Biển Đông của ông Panos Mourdoukoutas, giáo sư chuyên ngành kinh tế, đang giảng dạy tại trường đào tạo sau đại học LIU Pots có trụ sở tại Niw York và trường đại học Columbia (Mỹ).
Giáo sư Panos Mourdoukoutas.
Bài báo viết rằng Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ biển đông, từng milimet của khu vực này. Đó là lý do đến ngày nào đó, Trung Quốc sẽ mất tất cả trong “cuộc chơi” Biển Đông.
Trong cuộc chơi này, Trung Quốc là một bên chống lại tất cả, bao gôm Philipine, Brunei, Malaisia, Đài Loan và Việt Nam. Trung Quốc cũng đang chơi theo cách một mình chống lại tất cả các lực lượng hải quân của các nước Mý, Nhật Bản, Pháp, Anh và Australia. Quân đội các nước này đang thực thi quyền tự do hàng hải ở vùng biển có giá trị thương mại to lớn như Biển Đông, ước tính gần 5 nghìn tỷ USD giá ttị hàng hóa thông thương qua khu vực này mỗi năm.
Tại sao Trung Quốc lại chọn cách chơi một mình chống lại tất cả như vậy? Có 2 lý do.
Một là, vùng biển này có tầm quan trọng và giá trị kinh tế rất lớn đối với tương lai của Trung Quốc trong mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước lãnh đạo kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ suy thoái. Biển Đông sẽ là điểm khởi đầu cho “con đường tơ lụa” trên biển của Trung Quốc .
“Con đường tơ lụa” trên biển của Trung Quốc bắt nguồn từ Biển Đông. Trung Quốc coi Biển Đông có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại trên biển trong tương lai.
Hai là, Trung Quốc coi Biển Đông như là một tài sản của chính họ. Tất cả những gì có ở Biển Đông, thậm chí ngay cả những tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển sâu, đều là những mục tiêu mà Trung Quốc muốn khai phá. Đó cũng là nguyên nhân lý giải cho việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng nhiều đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Cách chơi một mình chống lại tất cả đang bồi đắp cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, thôi thúc tham vọng phá vỡ nguyên trạng trong khu vực.
Đối với các tuyên bố chủ quyền chồng lấn của các nước láng giềng với Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc thực sự không muốn nhìn nhận vấn đề này. Trung Quốc sử dụng các biện pháp hăm dọa để chắc chắn rằng vấn đề này không tồn tại. Khi Trung Quốc bị Trọng tài kinh tế của Liên Hợp Quốc xử thua Philippines trong vụ kiện liên quan đến vấn đề Biển Đông cách nay hơn một năm rưỡi, Trung Quốc đã tiến hành 2 bước đi đồng thời đảm bảo rằng tổng thống Philipines Duterte sẽ không làm gì với kết quả vụ kiện đó.
Bước đầu tiên của Trung Quốc là đe dọa Duterte về một cuộc chiến tranh nếu Duterte dám thách thức Trung Quốc để thực hiện các kết luận của Tòa án quốc tế. Bước thứ 2 là Trung Quốc hứa hẹn một khoản đầu tư khổng lồ để giúp Philippines giải quyết những vấn đề của chính họ. Và chiến thuật của Trung Quốc đã có tác dụng. Duterte nhanh chóng thay đổi quan điểm và quên đi tất cả những phán quyết đó.
Gần đây Trung Quốc lại áp dụng “hinh mẫu Duterte” để cưỡng ép Việt Nam. Tháng 7/2017 Việt Nam tuyên bố họ sẽ dừng các hoạt động thăm dò dầu khí khi Trung Quốc cảnh báo rằng sẽ tấn công các địa điểm khai thác dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy nhiên điều không khó để nhận biết là bất kỳ nước nào muốn chơi cuộc chơi một mình chống lại tất cả thì kết cục sẽ nhận thảm bại. Đó là điều đã từng xảy ra với Nhật Bản trong quá khứ, và có thể sẽ ứng vào Trung Quốc trong tương lai.