Saturday, July 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ suy giảm hình ảnh trong bối cảnh TQ tăng cường ảnh...

Mỹ suy giảm hình ảnh trong bối cảnh TQ tăng cường ảnh hưởng

Theo một cuộc thăm dò gần đây, hình ảnh của Mỹ đang suy giảm, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng.

Ngày 1/10, Trung tâm Nghiên cứu Pew đã công bố kết quả của cuộc thăm dò với tiêu đề “U.S. Image and Global Balance of Power (Hình ảnh của Mỹ và sự cân bằng quyền lực toàn cầu). Cuộc thăm dò này khảo sát ý kiến của mọi người về vai trò lãnh đạo chính trị và kinh tế truyền thống của Washington. Kết quả cho thấy những người tin tưởng Tổng thống Trump nói riêng và Mỹ nói chung với vai trò hàng đầu trong các vấn đề quốc tế đang có xu hướng suy giảm.

Theo đó, tỷ lệ tin tưởng vào ông Trump là 27%, thấp hơn cả lãnh đạo các nước đồng minh truyền thống của Mỹ như Thủ tướng Đức Angela Merkel (52%) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (46%) cũng như thấp hơn so với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (34%) và Tổng thống Nga Putin (30%).

Pháp và Đức là những quốc gia có ít niềm tin nhất vào ông Trump khi 90% số người tham gia cuộc thăm dò từ cả 2 nước đều khẳng định họ “không có niềm tin” rằng Tổng thổng Mỹ sẽ làm điều gì đó đúng đắn. 75% người Canada không có niềm tin vào ông chủ Nhà Trắng trong khi tại Mexico, tỷ lệ này là 91%. Tây Ban Nha đứng đầu danh sách với 93% số người được hỏi không có niềm tin vào Tổng thống Trump trong khi tỷ lệ này ở Israel là 63% và tại chính nước Mỹ là 83%.

Khi mà Mỹ đang gặp rắc rối với nhiều vấn đề quan trọng thì nhiều quốc gia bắt đầu nhìn nhận Trung Quốc như một người sắp xếp luật chơi toàn cầu tiềm năng. Trong khi 63% số người tham gia cuộc thăm dò khẳng định họ ủng hộ vai trò lãnh đạo của Mỹ hơn là Trung Quốc, 34% số người được hỏi cho rằng Mỹ đang chần chừ trong việc can dự các vấn đề bên ngoài thì tỷ lệ ủng hộ quan điểm Trung Quốc đang ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế suốt 1 thập kỷ qua là 70%. Dù vậy, phần đông người tham gia cuộc thăm dò vẫn cho rằng Mỹ giữ vị trí số 1 với tỷ lệ 39% còn Trung Quốc giữ vị trí thứ 2 với tỷ lệ sát sao là 34%. Mỹ cũng nhận được 50% tỷ lệ ủng hộ trong khi tỷ lệ này với Trung Quốc là 45%.

Cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên lĩnh vực kinh tế đã diễn ra trong nhiều năm nhưng những căng thẳng này thực sự leo thang trong các tháng gần đây khi ông Trump thông báo áp thuế nhôm và thép vì các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. Cùng lúc, Trung Quốc cũng đáp trả lại các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến căng thẳng giữa 2 quốc gia ngày càng leo thang với các biện pháp trả đũa lẫn nhau. Một số quốc gia như Canada, EU, Mexico và Ấn Độ cũng đang thách thức vị trí của Mỹ tại WTO.

Tổng thống Trump cũng đang xa rời các đồng minh và kẻ thù ở nước ngoài bằng cách rút khỏi một loạt các thỏa thuận đa phương như Thỏa thuận Hạt nhân Iran 2015, Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu cũng như rút khỏi các tổ chức quốc tế như UNESCO và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Những quyết định đơn phương của Mỹ khiến một số quốc gia cho rằng Washington chỉ biết đến bản thân mình với 70% số người tham gia khảo sát nhận định Mỹ không quan tâm tới lợi ích của quốc gia họ.

Ngoài những tranh cãi về kinh tế với Trung Quốc, Mỹ cũng cáo buộc quốc gia này đang hủy hoại dân chủ và gia tăng sự bất ổn về quân sự. Trong khi đó, Bắc Kinh, vốn đang tích cực các cuộc cải cách về quốc phòng và tăng cường sức mạnh cũng như hiện đại hóa lực lượng vũ trang, đã khẳng định rằng các động thái này là cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Một số người cho rằng, Bắc Kinh và Moscow đang lợi dụng sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ bằng cách tăng cường quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu cũng như thúc đẩy các quan hệ song phương. Khi các nhà lãnh đạo châu Âu bất mãn với sự thống trị về mặt tài chính của Mỹ, họ đã quyết định xây dựng một hệ thống thanh toán khác để tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ khi buôn bán với Iran. Trung Quốc và Nga – những quốc gia nằm trong Thỏa thuận Iran đã cam kết sẽ tăng cường sử dụng đồng tiền quốc gia họ trong các hoạt động thương mại nhằm làm giảm quyền lực của đồng USD, vốn chi phối các hoạt động kinh tế thế giới từ Tây sang Đông

RELATED ARTICLES

Tin mới