Friday, November 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaGia tăng nhiệt độ toàn cầu khiến kinh tế Đông Nam Á...

Gia tăng nhiệt độ toàn cầu khiến kinh tế Đông Nam Á “vã mồ hôi hột“

Theo nhận xét của các chuyên gia môi trường, biến đổi khí hậu có thể làm giảm năng lực sản xuất và gia tăng các rủi ro kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á.

Biến đổi khí hậu không mang tính phân biệt đối xử, tuy nhiên một số khu vực trên thế giới có thể chịu ảnh hưởng nặng nề hơn các khu vực khác và Đông Nam Á nằm trong diện chịu tác động trực tiếp.

Biến đổi khí hậu làm gia tăng cường độ và tần suất của các trận bão, khiến nhiệt độ gia tăng tới các mức đỉnh mới và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng kinh tế, di cư hàng loạt, bất ổn chính trị, phá vỡ hệ sinh thái, gây mất an ninh lương thực và nguồn nước. Nhiều nghiên cứu đã phân tích về sự thay đổi thời tiết tại một quốc gia có thể tác động đến dân số và nền kinh tế của quốc gia này như thế nào.

Đông Nam Á chịu tác động nghiêm trọng

Theo dự báo, biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại hàng tỷ USD đối với nền kinh tế thế giới. Ước tính con số thiệt hại chiếm khoảng 1 đến 2% GDP toàn cầu, vào năm 2050. Đối với Đông Nam Á, thiệt hại chiếm khoảng 3% GDP của toàn khu vực.

Nếu các chiến lược giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu không được thực hiện, chính phủ các nước, cộng đồng và các doanh nghiệp tại Đông Nam Á có thể phải đối mặt với những cú sốc dài hạn. Nhiệt độ tăng nhiều khả năng sẽ làm giảm đáng kể lượng xuất khẩu trong khu vực, tạo ra sức ép lớn chưa từng thấy với ngành điện lực, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang phải chống chọi với nền nhiệt tăng cao.

Dữ liệu của hãng tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft cho thấy, các nền kinh tế Đông Nam Á và Châu Phi sẽ phải đối mặt với tác động nghiêm trọng nhất của sự gia tăng nhiệt độ trong hơn 30 năm tới và một trong những ảnh hưởng rõ nét hơn cả đó là giảm doanh thu xuất khẩu.

Dự đoán, vào giữa thế kỷ 21, khu vực Đông Nam Á sẽ phải chịu mức giảm 16% năng suất lao động, do gia tăng tình trạng stress nhiệt (tình trạng cơ thể mệt mỏi và mất nước do tiếp xúc lâu với nắng nóng), trong đó, Singapore và Malaysia là hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Stress nhiệt đặc biệt phổ biến đối với những nhân công làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, dầu mỏ, khí đốt và các lĩnh vực sản xuất khác. Việc giảm năng suất lao động có thể gây ra thiệt hại ước tính 78 tỷ USD mỗi năm tại khu vực Đông Nam Á. Các ngành sản xuất tại Việt Nam và Thái Lan – hai quốc gia xuất khẩu máy móc và linh kiện điện tử chính ở Đông Nam Á, chiếm 1/3 con số này.

Hệ thống điện lực chịu sức ép lớn

Việc giảm thiểu những nguy cơ do gia tăng nhiệt độ gây ra rất đắt đỏ và tốn kém, ví dụ điển hình là lắp đặt các hệ thống làm mát. Các công ty không những phải tính đến việc trả chi phí phát sinh cho việc làm mát công xưởng hay môi trường làm việc, mà còn phải chịu gánh nặng đóng góp cho việc xây dựng cơ sở điện lực địa phương và đối mặt với nguy cơ mất điện, gây gián đoạn chuỗi sản xuất.

Trong bối cảnh các làn sóng nhiệt ngày càng nghiêm trọng và kéo dài, cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc sử dụng năng lượng để làm mát trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050. Ước tính đến thời điểm đó sẽ có thêm 2,7 tỷ người đang sinh sống tại các thành phố, gây áp lực ngày càng lớn hơn đối với cơ sở hạ tầng điện lực.

Hãy nhìn vào sự cố mất điện trên diện rộng tại Singapore ngày 18/9 với một loạt các khu vực bị ảnh hưởng, từ Jurong và Woodlands tới Ang Mo Kio và Bedok, đồng thời tưởng tượng điều điều gì sẽ xảy ra khi tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra. Cơ sở hạ tầng điện lực tại Đông Nam Á hiện nay còn nhiều yếu kém. Trung bình, các quốc gia trong khu vực mất 18% lượng điện hao phí trong quá trình phân phối và truyền tải điện năng, trong khi đó các doanh nghiệp bị mất điện trung bình 8 lần/ tháng.

Khi nhiệt độ tăng 1,5 độ C trên khắp Đông Nam Á vào năm 2050, nhu cầu về việc làm mát sẽ tăng tới 22% tại Malaysia, Indonesia và Thái Lan, 20% tại Philippines và 17% tại Singapore. Nếu hệ thống điện lưới trong khu vực không được nâng cấp, Đông Nam Á có thể trải qua tình trạng mất điện thường xuyên hơn.

Chi phí đối phó vẫn ở mức khủng

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, có hiệu lực vào năm 2016, các nước tham gia nhất trí kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên với tốc độ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu khá chậm như hiện nay, trái đất sẽ chịu mức tăng ít nhất 1 độ C đến giữa thế kỷ 21. Và mỗi năm, nếu chúng ta thất bại trong các mục tiêu giảm phát thải, thách thức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nhiệt độ gia tăng, các kỹ sư, chuyên gia y tế và các nhà kinh tế học sẽ phải tiếp tục cuộc chiến đầy cam go nhằm đánh giá những rủi ro liên quan đồng thời tìm giải pháp hạn chế ảnh hưởng tồi tệ nhất của sự gia tăng nhiệt độ. Nhiều chính phủ và các doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư để tìm kiếm những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, chẳng hạn như xây dựng các bức tường kiên cố và các kè đá dọc khu vực duyên hải giống ở Singapore. Tuy nhiên, bất chấp các giải pháp đưa ra, Liên Hợp Quốc ước tính chi phí chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu có thể lên tới 500 tỷ USD mỗi năm, từ nay đến năm 2050

RELATED ARTICLES

Tin mới