Monday, January 13, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ đang hưởng lợi vô lý từ danh nghĩa ‘quốc gia đang...

TQ đang hưởng lợi vô lý từ danh nghĩa ‘quốc gia đang phát triển’?

Mỹ ngày 17/10 cho biết nước này có ý định rút khỏi một liên minh bưu chính quốc tế 144 năm tuổi, trích dẫn một “hệ thống thiếu sót” cho phép một số nước thành viên như Trung Quốc hưởng lợi vô lý.

Thông báo này là dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã vượt ra ngoài lĩnh vực thương mại.

Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) là một tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1874. Công ước UPU cho phép các quốc gia đang phát triển gửi hàng hóa đến các quốc gia giàu có hơn với giá rẻ. Mục đích ban đầu là giúp kết nối các nền kinh tế nghèo hơn với các nước giàu, góp phần tạo ra động lực kinh tế.

Giải thích về quyết định này, chính quyền Trump nói rằng các “thiếu sót trong hệ thống” của UPU đang mang lại lợi ích không công bằng cho các quốc gia như Trung Quốc khi có thể vận chuyển hàng khắp thế giới với mức phí rẻ hơn.

Trụ sở Liên minh Bưu chính Thế giới tại Berne, Thụy Sĩ. (Ảnh: UPU)

Ngoài ra, chính sách này cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc đổ dồn lượng lớn hàng hóa vào thị trường Mỹ, gây bất lợi cho các doanh nghiệp sở tại.

“Đây là một hành động mạnh mẽ của chính quyền để sửa chữa những thiếu sót trong hệ thống và làm cho nó tốt hơn”, website chính trị của Mỹ, The Hill, trích dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ.

Thay vì tuân thủ các khoản phí do UPU chỉ định, Mỹ sẽ tự xây dựng biểu phí riêng cho các dịch vụ bưu chính của Hoa Kỳ để vận chuyển các lô hàng quốc tế.

Trong một tuyên bố được ban hành sau thông báo, Nhà Trắng cho biết: “Tổng thống tán thành đề xuất của Bộ Ngoại giao về việc áp dụng mức phí tự khai báo cho khoản cước đầu cuối sớm nhất có thể, không muộn hơn ngày 1/1/2020”.

Theo hiến chương của UPU, việc một thành viên rút khỏi liên minh này sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi được thông báo.

Trong năm tới, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tổ chức các cuộc hội đàm song phương và đa phương với các nước thành viên UPU nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống tổ chức. Trong trường hợp các vấn đề mà Mỹ quan tâm được giải quyết, nước này có thể không rút khỏi UPU.

“Nếu đàm phán thành công, chính quyền Mỹ sẽ hủy bỏ thông báo rút lui và tiếp tục ở lại UPU”, thông cáo của Nhà Trắng cho biết

Trước động thái này của Mỹ, Tổng giám đốc UPU Bishar A. Hussein cho biết ông sẽ gặp giới chức Mỹ để thảo luận thêm về vấn đề.

Trước đó, ông Trump đã nhiều lần đề cập tới việc UPU gây ra những chi phí bất công với các công ty vận chuyển và làm tổn hại hệ thống bưu điện Mỹ. Theo quy định hiện hành của UPU, chi phí gửi hàng từ Bắc Kinh đến New York (Mỹ) thậm chí còn rẻ hơn so với từ San Francisco bên Bờ Tây đến Bờ Đông nước Mỹ từ 40% đến 70%.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Charlotte Cuthbertson / Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Theo chuyên gia Karlyn Bowman thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), chính quyền Mỹ còn “đang đánh giá nghiêm túc lại các chính sách liên quan đến Liên Hợp Quốc, kể cả Tòa Hình sự Quốc tế hay Ủy ban Nhân quyền”.

Lợi dụng danh “nghĩa quốc gia đang phát triển”

Danh nghĩa “quốc gia đang phát triển” của Trung Quốc đã trở thành một nội dung quan trọng trong các khiếu nại mà Mỹ đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Với sự hỗ trợ của Nhật Bản và EU, Mỹ đã hành động để buộc Trung Quốc phải thay đổi cách thức kinh doanh của mình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần bày tỏ thái độ bất bình với danh nghĩa “quốc gia đang phát triển” của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Trung Quốc.

Ông Trump cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng thặng dư thương mại trị giá hơn 375 tỷ USD của Mỹ để “tự xây dựng lại” đất nước.

“Tôi cũng muốn [đất nước] chúng ta được đưa vào danh mục đó [các quốc gia đang phát triển] bởi vì chúng ta cũng đang phát triển. Chúng ta sẽ phát triển nhanh hơn bất cứ ai”, Tổng thống Trump phát biểu tại buổi mít tinh chính trị ở bang Bắc Dakota, Mỹ hồi tháng 9.

RELATED ARTICLES

Tin mới