Thursday, April 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaAustralia lập dự án cạnh tranh với Bắc Kinh

Australia lập dự án cạnh tranh với Bắc Kinh

Sáng kiến của Australia được cho là nhằm cạnh tranh với sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc.

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 8/11 đã công bố một sáng kiến thu hút đầu tư mới trị giá hơn 2 tỷ đô-la Australia vào khu vực Thái Bình Dương và Đông Timor.

“Sáng kiến xây dựng trị giá 2,2 tỷ đô-la Australia (khoảng 1,46 tỷ USD) này sẽ thúc đẩy đáng kể sự hỗ trợ của Australia đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng tại các quốc gia ở Thái Bình Dương và Đông Timor” – ông Scott Morrison tuyên bố trong sự kiện tại bang Queensland.

Ông Morrison cũng công bố khoản đầu tư trị giá 1 tỷ đô-la Australia tài trợ  vào xuất khẩu để hỗ trợ các khoản đầu tư trong khu vực.

“Số tiền dùng đề đầu tư vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu như viễn thông, năng lượng, giao thông, nguồn nước, đồng thời bổ sung cho khoản viện trợ” – bài phát biểu nêu rõ.

Nhấn mạnh tới vấn đề tôn trọng chủ quyền trong hợp tác với Australia, dường như ông Morrison đang muốn cảnh báo các quốc gia Thái Bình Dương nhận hỗ trợ từ Bắc Kinh phải cẩn trọng.

“Chúng tôi muốn hợp tác với các đối tác của các đảo Thái Bình Dương để xây dựng một khu vực Thái Bình Dương an toàn về mặt chiến lược, ổn định về mặt kinh tế và có chủ quyền” – Thủ tướng Morrison tuyên bố.

Sáng kiến mới của Thủ tướng Australia được cho sẽ là chuỗi các dự án thu hút sự chú ý của các quốc gia ven Thái Bình Dương, giảm bớt sự chú ý của sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Bắc Kinh.

Từ năm 2011, Trung Quốc đã chi 1,3 tỷ USD cho các khoản vay và ưu đãi để trở thành nhà tài trợ lớn thứ hai ở Thái Bình Dương sau Australia, khiến phương Tây lo ngại rằng một số quốc gia nhỏ có thể vỡ nợ.

Sáng kiến mới nhất của Australia được cho là nhằm “quyến rũ” các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương trước con sóng đầu tư của Trung Quốc một cách rất rõ ràng.

Australia năm nay cũng cam kết phát triển một số dự án cơ sở hạ tầng tại Thái Bình Dương, nhưng buộc phải cắt giảm ngân sách viện trợ để phục vụ cho các dự án này.

Hồi đầu tháng, Thủ tướng Morrison đã tiết lộ sẽ giúp Papua New Guinea phát triển một căn cứ hải quân nhằm chống lại ý định xây cảng của Trung Quốc.

Vào tháng 5, Australia tuyên bố chi hơn 145 triệu USD để thiết lập tuyến cáp quang dưới biển đến Papua New Guinea và quần đảo Solomon trong bối cảnh lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc).

Mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng kể từ khi Australia cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của họ hồi cuối năm ngoái. Hai bên cũng đang tranh giành ảnh hưởng tại những quốc đảo thưa dân ở Thái Bình Dương.

Mặc dù các đảo trên Thái Bình Dương có kích thước nhỏ và có tuyến đường thủy ít quan trọng đối với thương mại so với khu vực đang có tranh chấp trên biển với Trung Quốc nhưng khu đặc quyền kinh tế của các đảo này lại có các tài sản trên biển dồi dào, chiếm tỷ lệ lớn của thế giới.

Tờ báo SCMP của Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết, sáng kiến mới của Australia đang thể hiện rằng, họ mới là người chơi chính trong khu vực này từ xưa đến nay.

Mối đe dọa của Australia hiện nay là sự xuất hiện của Trung Quốc với các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ mang nhiều ý đồ chính trị.

Australia lap du an canh tranh voi Bac Kinh
Bức tranh biếm họa về việc Australia tìm kiếm sự hợp tác ở chuỗi đảo Thái Bình Dương trước sự dòm ngó của Trung Quốc.

Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng khi Bắc Kinh có dấu hiệu phát triển lực lượng Hải quân “Biển Xanh” có thể nâng tầm quan trọng của lực lượng Hải quân của họ trên các vùng biển ven biển Australia.

Các nhà phân tích chính sách đối ngoại cho rằng quỹ xây dựng mới của Canberra sẽ đặt ra thử thách đối với quan hệ vốn đã lạnh nhạt giữa Australia và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ.

Nick Bisley, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe ở thành phố Melbourne, nhận định: “Quyết định này sẽ là phép thử để biết được liệu Australia có thể cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong khi đưa ra những hành động từng khiến nước này tức giận hay không”.

RELATED ARTICLES

Tin mới