Các nhà phân tích cho rằng số cuộc diễn tập hải quân trên Biển Đông của các đồng minh phương Tây tăng vọt trong năm nay đang kìm giữ hữu hiệu hoạt động bành trướng của Trung Quốc tại các vùng biển có tranh chấp.
Trung Quốc bắt đầu tập trận quy mô lớn trên Biển Đông
Các nước Australia, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã phái chiến hạm đến Biển Đông trong năm 2018. Họ tin rằng vùng biển giàu thủy sản và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch này là hải lộ quốc tế, nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích ở đó và đã quân sự hóa một số đảo, đá quan trọng.
Các cuộc tập trận của nước ngoài, các tàu hải quân đi qua hải lô jnafy và ghé vào các cảng, cùng với việc một máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua đây đã ngăn chặn Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động mở rộng trước đó trên vùng biển mà 5 nước và 1 vùng lãnh thổ trong khu vực cũng tranh giành chủ quyền.
Từ quan điểm hiện thực về quyền lực, Biển Đông là nơi luôn có tranh chấp. Trung Quốc đưua ra những tuyên bố tức giận, cảnh cáo sẽ có hậu quả, nhưng thực tế, hải quân đa quốc gia vẫn làm điều đó bất chấp cảnh cáo của Trung Quốc. Họ thách thức Bắc Kinh.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, số giờ mà các tàu hải quân hiện diện ở Biển Đông đã đạt mức cao trong năm nay.
Hải quân Mỹ đã đưa tàu chiến qua Biển Đông 8 lần trong 18 tháng và 2 mày bay ném bom B-52 bay qua vùng biển này vào tháng trước. Tháng này, Mỹ và Philippines bắt đầu các cuộc tập trận hải quân chung để huận luyện cho hải quân Phillippines.
Australia đã đưa 3 tàu qua vùng biển này vào tháng 4 trên đường đến thăm Việt Nam. Nhật Bản còn dự tính phái một tàu sân bay trực thăng lớp Izumo qua Biển Đông một lần nữa trong năm nay như đã từng làm năm ngoái. Pháp đã phái một tàu khu trục và một tàu tấn công đi qua gần các đảo của Trung Quốc và tháng 5. Cũng thời gian này, Trung Quốc đã triển khai tên lửa trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thu hút sự chú ý của hải quân nước ngoài.
Hải quân Mỹ hoàn thành cuộc thao dượt RIMPAC 2 năm 1 lần ở vùng biển Honolulu. Hàng loạt cuộc tập trận giả định và có bắn đạn thật với sự tham gia củ 25.000 quân nhân từ 25 quốc gia, trong đó có cả những nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Trung Quốc chỉ trích các hoạt động này và thường có những phản ứng, Bắc Kinh dẫn các hồ sơ lịch sử để chứng minh cho yêu sách chủ quyền của họ đối với hầu như toàn bộ vùng biển.
Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương cho biết tàu chiến Trung Quốc đã áp theo tàu chiến Australia và Pháp. Hải quân Trung Quốc đã phải một tàu tình báo đi theo dõi các cuộc diễn tập RIMPAC gần Honolulu.
Việc hải quân phương Tây có mặt trong vùng biển này đã ngăn Trung Quốc xây dựng thêm nhiều đảo nhỏ, trong đó có nhiều đảo được Bắc Kinh bồi đắp kể từ năm 2010, hoặc để thử lòng kiên nhẫn của những nước cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Việc các đồng minh phương Tây đưa tàu chiến đi qua Biển Đông là làm theo mô hình thời chiến tranh Lạnh, khi các tàu chiến của Mỹ và Liên Xô thường xuyên đo lường ảnh hưởng của nhau. Tàu Mỹ và Liên Xô từng đối mặt nhau ở Ấn Độ Dương.