Friday, March 29, 2024
Trang chủĐàm luậnBắc Kinh biến Đá Xu Bi thành trung tâm tài chính

Bắc Kinh biến Đá Xu Bi thành trung tâm tài chính

Trong số 7 thực thể địa lý mà Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa, Đá Xu Bi đang được xây dựng để trở thành một căn cứ quân sự và là thủ phủ hành chính tương lai của quần đảo.

Đường băng và cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trên Đá Xubi 

Những phân tích số liệu cho thấy, đá Xu Bi cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.200km, hiện có gần 400 tòa nhà riêng rẽ, trông giống như bất kỳ một thị trấn nhỏ nào, được xây dựng gọn gàng, sạch sẽ, với những khu sân chơi thể thao, đường đi lối lại và những tòa nhà dân sự lớn.

Theo các nhà phân tích an ninh và các nguồn tin ngoại giao, Xu Bi có thể là địa điểm bố trí hàng trăm lính thủy đánh bộ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong tương lai, cũng như có thể trở thành trung tâm hành chính khi Bắc Kinh củng cố tuyên bố chủ quyền của mình bằng sự hiện diện của các thành phần dân sự trên đá này.

Giới ngoại giao cấp cao của phương Tây miêu tả việc bố trí binh sĩ hoặc chiến đấu cơ trên các đảo đá ở Biển Đông là một phép thử đối với những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn quyết tâm của Bắc Kinh thống trị tuyến hàng hải thiết yếu này.

Xu Bi là tiền đồn nhân tạo lớn nhất trong số 7 tiền đồn nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo ở Trường Sa. Số tòa nhà được xây dựng trên Xu Bi khiến thực thể này có kích thước giống với đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa. Phú Lâm là một căn cứ và tiền đồn giám sát mà giới tùy viên quân sự nước ngoài nói rằng là trụ sở của một sư đoàn quân sự trên Biển Đông, báo cáo thông tin cho cơ quan chỉ huy phía Nam của PLAA. Mỗi cơ sở ở đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập có thể phục vụ một trung đoàn – từ 1.500 đến 2.400 binh sĩ.

Khu vực quần đảo Trường Sa đối mặt với sức ép quân sự nghiêm trọng, đặc biệt kể từ khi ông Trump lên nắm quyền với việc tăng cường các hoạt động tự do hàng hải. Vì vậy, Trung Quốc đã nâng mức độ đánh giá mối đe dọa (đối với quần đảo này).

Nhà Trắng trong tháng này đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc. Sau những tin tức về việc Bắc Kinh lắp đặt các hệ thống tên lửa ở đá Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập.

Cho đến nay, các hoạt động tuần tra hàng hải của Mỹ cũng như các hoạt động triển khai hải quân quốc tế gần các thực thể tranh chấp mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chỉ như “muối bỏ biển” trong nỗ lực gây ảnh hưởng các kế hoạch của Bắc Kinh. Các nước phương Tây nhận thấy rằng cần có một chiến lược mới, song lại không có chỉ dấu vào về khả năng các nước này sẽ kết hợp thành một mặt trận có ý nghĩa.

Bắc Kinh dường như thận trọng trước bất kỳ động thái tiếp theo nào sau khi việc xây dựng và tôn tạo các đảo đá đã hoàn thành.

Trong khi đó, các lực lượng Trung Quốc đang lợi dụng việc chiếm đóng các đảo đá trên Biển Đông để khống chế các mà giới sĩ quan hải quân Trung Quốc gọi là “khu cảnh giác quân sự”, một thuật ngữ mập mờ mà cả giới chức quân sự châu Á và phương Tây đều cho rằng không dựa trên cơ sở luật quốc tế. Bên cạnh đó, thông tin tình báo phương Tây gần đây miêu tả một dạng thức sóng radio cường độ cao phát đi từ các tàu hải quân Trung Quốc đã gây nhiễu các tàu hải quân nước ngoài khi hoạt động ở Biển Đông. Sự việc gần đây nhất xảy ra với các tàu hải quân của Australia. Giới quan chức quân sự và các chuyên gia phân tích cũng nói rằng các tàu thuyền và chiến đấu cơ của các nước từ Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Việt Nam, Malaysia và Philippines cũng đều gặp những sự việc tương tự.

RELATED ARTICLES

Tin mới