Tuesday, November 19, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ điêu đứng dưới thời “Cảnh sát quốc tế” Donald...

TQ điêu đứng dưới thời “Cảnh sát quốc tế” Donald Trump

Đắc cử tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào năm 2016, tỷ phú Donald Trump khiến cả thế giới bất ngờ và chấn động. Tiếp tục năm thứ hai của nhiệm kỳ với những thành tích chưa từng có ở chính quyền tiền nhiệm, ông Trump liên tiếp mạnh tay trong cuộc đối đầu khiến Trung Quốc chưa bao giờ điêu đứng hơn thế.

Các chuyên gia phân tích cho rằng dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã quá dễ dàng lộ trình hóa tham vọng bành trướng của mình, theo Sydney Morning Herald ngày 11/2/2017.

Khác với người tiền nhiệm dùng các thỏa thuận đa phương để biến Trung Quốc thành bạn, Tổng thống Trump đang áp dụng chiến lược cạnh tranh song phương trực tiếp với quốc gia nhiều tham vọng này, Western Journal bình luận.

Lập trường cứng rắn của ông Trump đang nhắm tới hàng loạt vấn đề tai tiếng của Trung Quốc, từ những hành vi phi pháp ở Biển Đông; hoạt động thương mại mang tính “cướp bóc”, theo mô tả của Tổng thống Trump; Dự án Vành đai – Con đường bị hoài nghi rộng rãi trên thế giới; đến mạng lưới tuyên truyền và gián điệp trên khắp thế giới, v.v. Không tham vọng nào của Bắc Kinh có vẻ an toàn trước Donald Trump

Hai nền kinh tế với gam màu đối lập

Tổng thống Trump có thể làm trật bánh xe của kinh tế Trung Quốc vốn luôn tự tin rằng nó sẽ luôn tiến về phía trước, theo phân tích trên Fox News của ông Steven W. Mosher, tác giả cuốn sách “Bắt nạt châu Á: Tại sao Giấc mơ Trung Hoa lại là mối đe dọa mới đối với trật tự thế giới”.

Ông Mosher viết: “Dưới chính quyền Trump, nền kinh tế Mỹ đang bay lên như một con phượng hoàng từ đống tro tàn của những quy định hành chính rườm rà, thuế cao và những thỏa thuận thương mại tồi tệ đã từng đe dọa sẽ bóp nghẹt nó”.

“Mặt khác, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại dưới gánh nặng của dân số đang già đi, tham nhũng lớn, đầu tư không hiệu quả và nợ quá mức. Thêm vào đó, ngày càng có nguy cơ các sản phẩm hàng hóa Trung Quốc sẽ dần dần bị chối bỏ khỏi thị trường chủ yếu của họ – Hoa Kỳ. Vì vậy rất có thể sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện ở Trung Quốc”.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc tại Nhà Trắng ở Washington hôm 22/3/2018 (Ảnh: Getty Images)

Giữa lúc Trung Quốc vật lộn với nguy cơ các nhà đầu tư tháo chạy, Tổng thống Trump đã đạt được thỏa thuận thương mại với Mexico và Canada, trong đó có điều khoản cản trở các nước thành viên hợp tác với một nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc. Nếu điều này đạt được trong các cuộc đàm phán khác của Mỹ với Liên minh châu Âu và Nhật Bản, nó có thể khởi tác dụng cô lập chính quyền Trung Quốc trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Trái ngược với tình trạng bất an ở Trung Quốc là những thành tựu nổi bật của chính quyền Trump đối với nền kinh tế và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Tính đến tháng 10/2018, sau 20 tháng đương nhiệm, Tổng thống Trump đã được ghi nhận công lao đáng nể với 289 thành tích trong 18 lĩnh vực, theo Washington Examiner. Một trong số những thành công vang dội của chính quyền Trump là tạo thêm 4 triệu việc làm tại Mỹ, một điều không tưởng mà Tổng thống Obama từng thách thức ông Trump rằng “ông có cây đũa thần nào” để đem lại những việc làm đã mất?

Chính quyền Trump thắng thế ở Biển Đông

Khác với thời Obama hạn chế xuất hiện ở Biển Đông để tránh căng thẳng với Trung Quốc, thậm chí không cho hải quân Mỹ tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông từ năm 2012-2015, chiến lược của chính quyền Trump là hiện diện thường xuyên ở Biển Đông, thông qua đó đảm bảo được những tuyến hàng hải, hàng không tự do trong khu vực.

Business Insider bình luận ngày 25/9/2018: “Hoa Kỳ đã chọn việc đi tàu và lái máy bay qua khu vực này với tần suất cao đến mức khiến điều đó không còn là việc gì bất thường nữa, như vậy có nghĩa là họ đã chiến thắng trong một trận chiến giành quyền lưu thông trên Biển Đông mà không cần một viên đạn nào”.

Chính quyền Trump cũng ngăn chặn bất kỳ động thái lấn tới nào của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngày 13/8/2018, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật ủy quyền quốc phòng John S. McCain (NDAA) cho năm tài khóa 2019, nhắm tới nhiều tham vọng của Trung Quốc, trong đó có Biển Đông, theo Nhật báo Phố Wall (WSJ).

Đạo luật quốc phòng cấm Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt quân sự hóa Biển Đông. Đạo luật cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo Nghị viện bất kỳ động thái leo thang nào của Trung Quốc trong khu vực.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Tàu chiến USS Mustin (DDG-89) của hải quân Hoa Kỳ, vào tháng 3/2018 đã thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Bãi Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. (Ảnh: USN)

Ngăn chặn âm mưu truyền bá tư tưởng của Trung Quốc

Đạo luật quốc phòng cũng trực tiếp ngăn chặn âm mưu truyền bá tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào các trường đại học Hoa Kỳ thông qua các Viện Khổng Tử, một hệ thống mang danh nghĩa giáo dục tiếng Hoa và giao lưu văn hóa.

“Viện Khổng Tử tựa như con ngựa thành Troy. Có thông tin công khai chỉ rõ, các cơ quan phản gián phương Tây đã xác định Viện Khổng Tử là một hình thức gián điệp được sử dụng bởi chính quyền [Trung Quốc]”, ông Michel Juneau-Katsuya, cựu Vụ trưởng Châu Á-Thái Bình Dương, Cục Tình báo An ninh Canada, cho biết trong cuộc họp ngày 29/10/2014 của Hội đồng giáo dục thành phố Toronto, trong đó đi đến quyết định chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Viện Khổng Tử, theo NTD.

Politico Magazine viết ngày 27/1/2018: “Viện Khổng Tử dạy một phiên bản lịch sử và văn hóa Trung Hoa rất đặc biệt vốn đã được Bắc Kinh phê chuẩn: phiên bản làm ngơ mọi quan ngại về nhân quyền, và dạy rằng Đài Loan và Tây Tạng là chủ quyền không thể chối cãi của đại lục”.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Nỗi oan của Khổng Tử: Ảnh bên phải là cảnh Hồng vệ binh của ĐCSTQ đập phá đền Khổng Tử trong thời Cách mạng Văn hóa. Giờ đây, thanh danh của ông bị lợi dụng để truyền bá tư tưởng của ĐCSTQ ra khắp thế giới.

Một phát hiện khác về Viện Khổng Tử khiến tổ chức này có xu hướng bị tẩy chay ở các nước phương Tây là chính sách phân biệt đối với Pháp Luân Công, môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được yêu chuộng tại nhiều quốc gia.

Hanban – cơ quan quản lý các Viện Khổng Tử – quy định giáo viên trong Viện không được tập Pháp Luân Công. Quy định này “vi phạm luật chống phân biệt đối xử và các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền”, nhà hoạt động Steven W. Mosher nói với Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Mỹ vào ngày 28/3/2012. Ông cũng ủng hộ ý kiến của bà Marci Hamilton, trưởng khoa luật tại Đại học Yeshiva (Mỹ), cho rằng việc phân biệt đối xử đối với Pháp Luân Công là “phi đạo đức và bất hợp pháp trong thế giới tự do”.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Ảnh chụp các học viên Pháp Luân Công phương Tây đang ngồi thiền. (Ảnh: Minghui.org)

Trước những mưu đồ ẩn giấu từ Trung Quốc, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật quốc phòng, trong đó yêu cầu các trường đại học và cao đẳng Mỹ, nếu muốn nhận tài trợ từ chính phủ Liên bang cho chương trình Hoa văn của trường, thì “bắt buộc không có Viện Khổng Tử tại trường, hoặc phải chứng minh được Viện Khổng Tử và các nhân viên của viện này không tham gia vào chương trình Hoa văn do chính phủ Liên bang tài trợ. Trường được nhận tài trợ đồng thời phải công khai mọi hợp đồng, thỏa thuận liên quan hoặc đã ký với Viện Khổng Tử trước đó”.

Động thái này được đánh giá là sẽ thúc đẩy xu hướng từ bỏ Viện Khổng Tử tại Mỹ và các nước trên thế giới. Theo Hiệp hội Học giả Quốc gia Hoa Kỳ, tính đến tháng 8/2018, có 9 trường đại học Mỹ đã hoặc đang trong quá trình đóng cửa Viện Khổng Tử.

Kịch bản “Vành Đai – Con Đường” đang nguy kịch

Sau khi được công bố năm 2013, sáng kiến “Vành Đai, Con Đường” (BRI) của Trung Quốc đã vươn đến 65 quốc gia nhưng đi kèm đó là những chỉ trích về tính minh bạch và bền vững, tờ South China Morning Post (SCMP) bình luận trong bài viết ngày 7/10/2018.

Là một tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, BRI thực chất là hình thức xuất khẩu mô hình tăng trưởng kiểu cũ, dựa trên đầu tư cơ sở hạ tầng do nhà nước quản lý, theo bài viết trên Nikkei của ông Bilahari Kausikan, cựu Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, Chủ tịch Viện nghiên cứu Trung Đông, Đại học Quốc gia Singapore.

Ông Kausikan cho biết việc triển khai BRI là rất khó khăn vì các nước đối tác, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á, đang kháng cự lại dự án này.

Các nhà phê bình BRI đã cảnh báo các nước nghèo có thể bị sa lầy vào những món nợ khổng lồ nếu không chống lại sự cám dỗ về dòng tiền từ Trung Quốc, theo SCMP.

Trong một bữa tối với một nhóm giám đốc điều hành doanh nghiệp vào ngày 7/8/2018, Tổng thống Trump nói dự án BRI của Trung Quốc là một sự “xúc phạm “và ông không muốn có dự án này, theo Politico. Ông Trump cũng ám chỉ rằng “hầu hết mọi sinh viên” Trung Quốc đến Mỹ đều là gián điệp.

Câu nói của Tổng thống Trump cho thấy ông cảnh giác với mọi dấu hiệu lớn nhỏ về bất kỳ tham vọng nào của Bắc Kinh. Rốt cuộc là không một ý đồ của Trung Quốc có vẻ “yên thân” trước ông chủ Nhà Trắng.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, Hoa Kỳ vào ngày 7/4/2017 (Ảnh: Getty Images)

Trung Quốc bối rối vì Donald Trump

Lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump đã khiến Bắc Kinh “bối rối”, cố vấn an ninh Mỹ John Bolton nói trên kênh Hugh Hewitt Show. “Họ chưa bao giờ thấy tổng thống Mỹ nào cứng rắn như thế”.

Không giống thái độ của giới truyền thông nhà nước, ý kiến của công chúng Trung Quốc trên mạng xã hội có xu hướng ủng hộ ông Trump, theo đánh giá của học giả David Dollar và Wei Wang của Viện Brookings. Nhiều người Trung Quốc thích ông Trump vì hâm mộ ông là một doanh nhân thành đạt, một ngôi sao truyền hình nổi tiếng, một người có lối sống và cách dạy con đáng nể: “Không rượu bia, không thuốc lá, không ma túy”.

“Thế giới vốn đã quá khốc liệt và cạnh tranh, nếu bạn muốn con mình thành đạt, bạn không thể để bản thân mình hay con cái vào tình thế bất lợi bằng việc uống rượu bia hay dùng ma túy”, ông Trump phát biểu tại một sự kiện ở New Hampshire năm 2015.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng cạnh Đệ nhất phu nhân Melania Trump (thứ hai, tính từ bên trái) và các con của ông, gồm: Donald Trump Jr, Ivanka Trump, Eric Trump, Tiffany Trump. (Ảnh: Getty Images)

Thực tế cho thấy, Trung Quốc đã hiểu rằng họ không thể lấy lòng Tổng thống Trump khi tiếp đón ông rất trọng thị, với thảm đỏ vào năm 2017, một nghi thức ngoại giao mà ông Obama không được hưởng khi thăm Bắc Kinh năm 2016.

Vốn đã nổi tiếng và giàu có, tỷ phú Donald Trump làm tổng thống không phải vì danh và lợi, mà là vì An toàn và Thịnh vượng cho nhân dân Hoa Kỳ, Western Journal nêu ý kiến của nhà phân tích quân sự Sebastian Gorka.

“Donald Trump có thể là vị tổng thống trung thực nhất trong lịch sử Mỹ hiện đại”, nhà báo Marc A. Thiessen bình luận trên Washington Post. Ông Thiessen liệt kê nhiều lời hứa mà Tổng thống Trump đã thực hiện, đơn cử là quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, một nguyện vọng của cơ quan đại biểu cho nhân dân – Nghị viện Hoa Kỳ – đã thông qua từ năm 1995, nhưng các tổng thống tiền nhiệm liên tục ký sắc lệnh hoãn thi hành (6 tháng 1 lần).

Theo ông Thiessen, một lời Tổng thống Trump nói ra, người dân Mỹ có thể tin tưởng rằng khả năng cao nó sẽ thành hiện thực, một điều chưa từng có với những người tiền nhiệm. Ngược lại, những tham vọng “nói một đằng, làm một nẻo” của Trung Quốc đang đối diện với tình thế khó khăn vì một Tổng thống Trump “đã nói, là làm và làm được”.

Cảnh sát trưởng của cảnh sát quốc tế?

Hàng triệu người Mỹ tin rằng Đấng Sáng Thế đã lựa chọn ông Trump làm tổng thống, Politico Magazine cho biết ngày 27/1/2018. Nếu ông Trump đúng là sự lựa chọn của Đấng Sáng Thế, thì sứ mệnh của ông là gì? Câu hỏi có phần kì bí nhưng là điều đáng suy ngẫm dù là với những người tín Thần hay người vô Thần.

Baidu, công cụ tìm kiếm phổ biến nhất của Trung Quốc, cho biết người Hoa có một biệt danh để mô tả Hoa Kỳ, đó là cảnh sát quốc tế. Nếu Hoa Kỳ đúng là cảnh sát quốc tế, thì Tổng thống Trump rõ ràng là vị cảnh sát trưởng đang chỉ đạo đội quân của ông chấn chỉnh lại những hành vi không đúng đắn của Trung Quốc.

Điều thú vị là đội quân của ông, ai nấy đều trang bị theo mình một bảo bối mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thiếu vắng: Đó là đức tin. Các thành viên trong nội các của Tổng thống Trump đọc kinh thánh cùng nhau hàng tuần, một hoạt động chưa từng thấy trong ít nhất 100 năm qua, theo BBC.

trung-quoc-dieu-dung-duoi-thoi-canh-sat-quoc-te-donald-trumb

Tổng thống Mỹ Donald Trump và một số thành viên trong nội các của ông cầu nguyện cùng những người đại diện của các nhóm đức tin trong Phòng Bầu dục tại Nhà Trắng ngày 1/9/2017. (Ảnh: Getty Images)

Trái ngược với Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Trung Quốc theo quan điểm vô Thần có lịch sử lâu dài về đàn áp đức tin, với tình trạng “bắt giữ các mục sư Cơ Đốc giáo, đốt kinh thánh và phá hủy các nhà thờ Thiên Chúa giáo”, và “từ lâu đã đàn áp tự do của các Phật tử Tây Tạng, cũng như những người tập luyện Pháp Luân Công”, Thượng nghị sỹ Chuck Grassley, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ, viết trong bài xã luận “Trung Quốc phải chấm dứt chiến dịch bức hại tín ngưỡng”, đăng trên Politico Magazine ngày 25/10/2018.

“Chính quyền Trump rất tâm huyết đối với việc thúc đẩy và bảo vệ tự do tín ngưỡng trên toàn thế giới”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một bài xã luận khác đăng trên USA Today ngày 24/7/2018 với tựa đề tương tự bài viết của Thượng nghị sỹ Grassley.

Khi ký sắc lệnh Thúc đẩy Tự do ngôn luận và Tự do Tín ngưỡng vào ngày 4/5/2017, Tổng thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ là “quốc gia của những người có đức tin” và “chúng ta sẽ không để những người có đức tin bị hãm hại, ngược đãi, hay bị bịt miệng thêm nữa”.

Trong bối cảnh chính quyền Trump đặc biệt chú trọng tự do tín ngưỡng cho mọi người, cuộc cạnh tranh hiện nay của Washington và Bắc Kinh càng trở nên ly kỳ, vì đó là sự đối kháng giữa Hoa Kỳ – quốc gia của những người có đức tin, và Trung Quốc – nơi những người có đức tin bị ngăn cấm và bức hại.

Với một nội các Trump cứng rắn và có đức tin, nhiều khả năng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục điều chỉnh các hành vi không đúng đắn của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là tình trạng đàn áp tự do tín ngưỡng.

RELATED ARTICLES

Tin mới