Friday, December 27, 2024
Trang chủBiển nóngNhững quan điểm về Biển Đông sau cuộc ngã giá Mỹ-Trung

Những quan điểm về Biển Đông sau cuộc ngã giá Mỹ-Trung

Giới phân tích đặt câu hỏi, vì sao Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thảo luận về tình hình Biển Đông?

Cuộc họp và đàm phán giữa Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, thủ đô của Argentina, tiếp tục là trọng tâm của sự chú ý của giới truyền thông thế giới.

Trong các cuộc hội đàm và bữa ăn tối ngày 01/12, nguyên thủ hai nước đã thảo luận một số vấn đề chủ đạo như: Tình hình trên bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan, việc sử dụng ma túy tổng hợp…, và tất nhiên là vấn đề quan hệ thương mại song phương. Tuy nhiên, họ đã không thảo luận về một vấn đề vô cùng quan trọng là tình hình xung đột ở Biển Đông.

Quan điểm “Mỹ-Trung bất phân thắng bại trên Biển Đông”

Có nhiều bình luận giải thích về vấn đề này, ví dụ như các nhà phân tích của báo South China Morning Post giải thích nguyên nhân Biển Đông vắng bóng trong cuộc trao đổi giữa ông Trump và ông Tập bởi thực tế hai nhà lãnh đạo đã giành sự tập trung chú ý chính đến “cuộc chiến thương mại” và do đó đã không đả động đến vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, lại có quan điểm nêu vấn đề rằng: Họ không thể hay không muốn? Hoặc có thể tất cả mọi điều ở biển Đông đã trở nên bình yên nên không còn gì để tranh cãi?

Các nhà phân tích đã trả lời là: “Không”, bởi trước cuộc họp của hai nguyên thủ Trung-Mỹ ở Buenos Aires, tàu tuần dương Mỹ USS Chancellorsville đã thực hiện một cuộc hải trình gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, còn chính quyền Trung Quốc chính thức tuyên bố phản đối đáp trả.

Những hành động như vậy không có gì đáng ngạc nhiên. Chúng lặp lại không phải một ngày và không phải một năm.

Tàu chiến và máy bay Mỹ từ lâu đã có mặt ở Biển Đông [thuộc chủ quyền của Việt Nam] gần các đảo mà người Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Và mỗi khi tàu và máy bay Mỹ tiếp cận rất gần, giới chính quyền Bắc Kinh lại tỏ thái độ phản đối, thậm chí điều tàu chiến, máy bay ra ngăn chặn.

Theo quan điểm của chuyên gia Piotr Tsvetov viết trên Sputnik, dường như người Trung Quốc và người Mỹ đã đạt được một sự đồng thuận ngầm về vấn đề này, bởi họ cảm thấy không thể thắng được đối thủ.

Ông Tập không sẵn sàng cho việc bắt giữ tàu chiến hoặc bắn hạ máy bay của Mỹ vi phạm biên giới mà họ tự nhận trên Biển Đông vì tiềm năng quân sự của Bắc Kinh vẫn chưa đủ cho những hành động như vậy. Nhưng Người Trung Quốc cũng không có ý định rời bỏ.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cần phải chứng minh cho nhân dân nước mình và toàn thế giới rằng “họ đang bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” [tất nhiên là phi pháp]. Do đó, Trung Quốc không thể không thể hiện một phản đối chính thức. Và lần này, liên quan đến sự việc tuần dương hạm Chancellorsville, trong con mắt của các thủy thủ Mỹ, nó đơn thuần giống như một sự hình thức trống rỗng.

Người Mỹ, về phần mình cũng không muốn (hay không thể?) sử dụng vũ lực để ngăn chặn việc tăng cường củng cố vị thế của Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng họ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Đồng thời, họ sẽ giải thích cho thế giới về sự hiện diện quân sự của họ trên những vùng biển nằm cách xa Mỹ, bởi sự cần thiết phải bảo vệ quyền tự do hàng hải.

Cả hai bên, tất nhiên, sẽ tiếp tục trò chơi “phô trương cơ bắp”, nhưng sự việc sẽ không đi xa hơn thế một chút nào.

Theo ông Piotr Tsvetov, bức tranh về sự “đồng tâm” của Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục diễn ra trong hiện tại và tương lai.

Quan điểm “Mỹ-Trung ngã giá đã xong…”

Có những quan điểm hơn khác so với suy nghĩ của ông Piotr Tsvetov rằng, Biển Đông đã hiện diện trong chương trình nghị sự giữa ông Trump và ông Tập và việc 2 nước này không có những đụng độ căng thẳng trên Biển Đông là do họ đã có thỏa thuận ngầm về quyền lợi.

Cụ thể là trong cuộc gặp ở Argentina, Trung Quốc đã có những nhượng bộ lớn trước Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại.

Cụ thể là người phát ngôn của Nhà Trắng là bà Sarah Sanders tiết lộ rằng, thông qua buổi hội đàm giữa ông Trump và ông Tập, Trung Quốc đã đồng ý mua một số lượng “rất đáng kể” các mặt hàng nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và một số hàng hóa khác từ Hoa Kỳ, để giảm tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai bên.

Trước đó, vào tháng 5/2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã ký thỏa thuận khung ở Washington. Trong đó, Bắc Kinh sẵn lòng gia tăng đáng kể mức mua khí thiên nhiên hóa lỏng, sản phẩm nông nghiệp, kim loại và máy bay dân dụng từ Hoa Kỳ.

Như vậy, thỏa thuận mới nhất mà hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đạt được trong cuộc hội đàm, khi thực hiện chuyến công du Argentina dự Hội nghị thượng đỉnh G20 chỉ là sự cụ thể hóa những nhượng bộ của Trung Quốc mà trước đó Trung Quốc đã cam kết với Mỹ.

 

Khẩu hiệu “Tự do hàng hải trên Biển Đông” của Mỹ có thể giải thích tùy ý hiểu?

 
Skip in 4

Đáp lễ, bà Sanders cho biết rằng, sau khi bàn thảo, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý không tăng thuế nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc từ 10% lên 25% từ ngày 1/1. Mức thuế của Mỹ đánh vào các loại hàng hóa có khối lượng nhập khẩu trên 200 tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc tạm thời vẫn sẽ giữ ở mức 10%.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào “thái độ của Trung Quốc”, tức là “nếu trong vòng 90 ngày tới (đến tháng 2/2019) mà Mỹ không đạt được thỏa thuận với phía Trung Quốc về một số vấn đề thương mại thì thuế suất sẽ tăng lên theo mức dự kiến trước đó, tức là từ 10% tăng lên 25%.

Các chuyên gia nhận định, Trung Quốc đã nhượng bộ Mỹ trong lĩnh vực thương mại và đáp lại, ông Trump cũng sẽ có quà cho ông Tập.

Dưới thời ông Tập, Trung Quốc lọc lõi trong việc sử dụng kinh tế để đạt được mục đích chính trị, còn từ khi ông Trump lên nắm quyền, Mỹ cũng là một con buôn chính trị lão luyện nhằm thu lợi về kinh tế.

Với tư tưởng “nước Mỹ trên hết”, ông Trump sẽ không nhượng bộ ông Tập bất cứ cái gì có liên quan đến quyền lợi của Mỹ, mà ông ta sẽ thoải mái đáp ứng những đòi hỏi của Trung Quốc, mà Washington coi là “vô hại”, đặc biệt là vấn đề Biển Đông.

Những vấn đề về Biển Đông không liên quan trực tiếp đến những lợi ích cốt lõi sống còn của Mỹ và khẩu hiệu “Tự do Hàng hải trên Biển Đông” của Washington sẽ được giải thích là “Anh đòi gì tôi không quan tâm, miễn là anh không xâm hại đến lợi ích của tôi và cung cấp thêm lợi ích cho tôi, thì anh muốn làm gì mặc anh”.

RELATED ARTICLES

Tin mới