Trung Quốc vừa phóng thành công tên lửa mang theo tàu thăm dò lên vùng tối của Mặt Trăng, nơi không bao giờ đối diện với bề mặt trái đất.
Tàu không gian Chang’e-4 (Hằng Nga 4) sẽ đặt một trạm thăm dò xuống hố thiên thạch Von Kármán, nằm ở phía Mặt Trăng không bao giờ đối mặt với Trái Đất, theo truyền thông Trung Quốc.
Tên lửa Long March 3B, mang theo Chang’e-4, được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang của Trung Quốc.
Tàu thăm dò Chang’e-4 sẽ mở đường cho Trung Quốc để đưa các mẫu đá và đất Mặt Trăng về trái đất phục vụ việc nghiên cứu.
Hố thiên thạch Von Kármán được các nhà khoa học quan tâm vì là hố lâu đời nhất và lớn nhất trên Mặt Trăng – Lưu vực Nam Cực-Aitken. Hố thiên thạch này có thể được hình thành bởi tác động từ một thiên thạch khổng lồ hàng tỷ năm trước.
Tàu không gian sẽ nghiên cứu địa chất của khu vực này và thành phần của đá và đất.
Bản quyền hình ảnh Image copyright Image caption Vùng tối của Mặt Trăng ở xa Trái Đất hơn ‘vùng sáng’, và có nhiều hố thiên thạch hơn
Do hiện tượng “thủy triều”, chúng ta chỉ thấy một “khuôn mặt” của Mặt Trăng từ trái đất. Điều này là do Mặt Trăng chỉ xoay trên trục của chính nó cũng như hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của trái đất.
Mặc dù thường được gọi là “mặt tối”, phía bên này của Mặt Trăng cũng được Mặt Trời chiếu sáng và cũng có các chu kỳ giống như phía mặt gần hơn. “Tối” trong bối cảnh này có nghĩa là “không được nhìn thấy”.
Mặt phía xa của Mặt Trăng trông khá khác với mặt gần – vốn quen thuộc hơn. Nó có lớp vỏ dày hơn, lâu đời hơn và có nhiều hố thiên thạch hơn.
Ngoài ra còn có một vài “vùng trũng” – “biển” tối được tạo ra bởi dòng dung nham – có thể thấy rõ ở phía bề mặt gần hơn hơn của Mặt Trăng.
Hạt giống thử nghiệm
Bản quyền hình ảnh CNSA Image caption Tàu thăm dò Chang’e-3 của Trung Quốc khám phá Mặt Trăng năm 2013
Tác động mạnh vốn tạo ra Lưu vực Aitken Nam Cực có thể cũng xuyên qua lớp vỏ, tác động xuống lớp phủ của Mặt Trăng
Các thiết bị của Chang’e-4 có thể kiểm tra xem giả thuyết này có đúng không, làm sáng tỏ lịch sử ban đầu của Mặt Trăng.
Tàu không gian mang theo hai camera; một thí nghiệm bức xạ do Đức xây dựng được gọi là LND; và một quang phổ kế sẽ thực hiện các quan sát thiên văn vô tuyến tần số thấp.
Ngoài ra, tàu không gian Chang’e-4 còn mang theo 3kg hạt giống khoai tây và rau cải để tiến hành các thử nghiệm sinh học trên Mặt Trăng.
Thí nghiệm “Mặt Trăng sinh quyển mini” được thiết kế bởi 28 trường đại học Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn nghiên cứu sự phát triển của hạt giống và quá trình quang hợp trên Mặt Trăng”, Liu Hanlong, giám đốc thử nghiệm và phó hiệu trưởng Đại học Chongqing nói với hãng tin Xinhua của Trung Quốc hồi đầu năm nay.