Friday, January 10, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiNhật Bản chi số tiền khổng lồ cho kế hoạch phòng thủ...

Nhật Bản chi số tiền khổng lồ cho kế hoạch phòng thủ TQ và Triều Tiên

Lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, Nhật Bản đang cố gắng có được tàu sân bay để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc. Tokyo cũng có kế hoạch mua hơn 100 chiếc tiêm kích F-35. Đây là một phần của kế hoạch phòng thủ chiến lược, dự chi ở mức kỷ lục 242 tỷ USD.

Tàu khu trục đổ bộ trực thăng lớp Izumo Kaga © Ảnh REUTERS / Kim Kyung-Hoon.

Theo phê duyệt dự chi ngân sách quốc phòng ngày 18.12.2018, trong 5 năm, kể từ nay đến 2024, Nhật Bản sẽ chi một khoản tiền ở mức kỷ lục để mua sắm các thiết bị quân sự tiên tiến.

Kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng sẽ bao gồm việc mua lại hai tàu sân bay có khả năng mang theo máy bay tiêm kích đa nhiệm có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn.

Tàu sân bay đổ bộ trực thăng không có cầu nhảy hay thiết bị phóng máy bay, chỉ có khả năng phù hợp với máy bay tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL).

Hai tàu sân bay này không được đóng mới, mà được chuyển đổi từ hai tàu sân bay đổ bộ trực thăng lớp Izumo hiện đang trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu có lượng choán nước 27.000 tấn, được đặt theo tên tỉnh Izumo cũ của Nhật Bản. Đây cũng là chiến hạm lớn nhất trong biên chế của Hải quân Nhật.

Tại thời điểm này, trong tất cả các quốc gia phương Tây, F-35 B của Mỹ là ứng cử viên duy nhất đáp ứng yêu cầu kỹ – chiến thuật này. Ngân sách quốc phòng khổng lồ của Nhật Bản trong thập kỷ tới dự chi cho việc mua sắm 42 máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Khi được nâng cấp và trang bị máy bay tiêm kích tàng hình F-35B, các tàu đổ bộ lớp Izumo sẽ trở thành hàng không mẫu hạm đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

Trong Thế chiến II, hải quân Đế quốc Nhật Bản có 10 tàu sân bay, trong đó có những tàu tham gia cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Sau thất bại trong Thế chiến II, hiến pháp Nhật Bản cấm mọi hình thức chiến tranh và cấm xây dựng một quân đội có khả năng tấn công.

Tới thời điểm hiện tại, thủ tướng Shinzo Abe đặc biệt nhấn mạnh đến việc từ bỏ điều khoản hòa bình trong Hiến pháp, viện dẫn các mối đe dọa mới từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Chính phủ của ông Abe đẩy mạnh việc mua sắm vũ khí tấn công, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk và máy bay F-35, đồng thời tổ chức huấn luyện quân đội để có thể tham gia các hoạt động viễn chinh nước ngoài.

Đầu năm 2018, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đưa vào hoạt động lữ đoàn lính thủy đánh bộ đầu tiên kể từ Thế chiến II. Lữ đoàn có quân số 2.100 binh sĩ, được trang bị mạnh, có nhiệm vụ bảo vệ các đảo xa phía tây nam Nhật Bản.

Kế hoạch sửa đổi điều 9 hiến pháp Nhật Bản của ông Abe đã gây nên nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Nhật. Những cuộc biểu tình chống chiến tranh lôi kéo hàng nghìn người dân ở Tokyo và các thành phố khác tham gia.

Những người biểu tình cáo buộc chính phủ làm gia tăng căng thẳng và gây nguy cơ chiến tranh trong khu vực. Kế hoạch đưa quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động quân sự ở nước ngoài cũng là trọng tâm các cuộc biểu tình.

RELATED ARTICLES

Tin mới