Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ xây trạm phát sóng bí mật khổng lồ, có nguy cơ...

TQ xây trạm phát sóng bí mật khổng lồ, có nguy cơ về ung thư

Trung Quốc đã xây dựng một trạm phát sóng khổng lồ trên một mảnh đất rộng gấp 5 lần thành phố New York, SCMP cho biết thông tin từ các nhà nghiên cứu tham gia dự án gây tranh cãi này.

Dự án Phương pháp điện từ không dây (Wireless Electromagnetic Method – WEM) mất 13 năm để xây dựng, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết cuối cùng chúng đã sẵn sàng phát ra tần số cực thấp (low frequency radio), còn được gọi là sóng ELF, theo SCMP.

Những tần sóng này có liên quan tới bệnh ung thư, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới. Mặc dù dự án có các ứng dụng dân sự, nhưng nó cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong liên lạc quân sự.

Dự án này theo sau việc xây dựng trạm phát tần số siêu thấp (Super Low Frequency) cấp độ quân sự đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2009. Năm sau, một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã thực hiện kết nối thành công với trạm phát tần số từ vùng nước sâu, khiến Trung Quốc thành quốc gia thứ 3 trên thế giới thiết lập được một hệ thống tàu ngầm như vậy, sau Mỹ và Nga.

Nhưng hải quân Trung Quốc rất muốn mở rộng dự án và đã rót nguồn lực vào công nghệ vô tuyến ELF tiên tiến hơn, cho phép tàu ngầm liên lạc với trung tâm chỉ huy từ độ sâu lớn hơn và khó bị phá vỡ hơn.

Theo công bố của chính phủ Trung Quốc, diện tích của trạm phát sóng chiếm khoảng 3.700km vuông, như vậy là gấp khoảng 5 lần diện tích thành phố New York (789,4 km vuông), SCMP bình luận. 

Khu vực được cho là nơi có trạm phát sóng khổng lồ của Trung Quốc, với diện tích gấp 5 lần New York. (Ảnh: SCMP)

Địa điểm chính xác của cơ sở chưa được tiết lộ, nhưng thông tin xuất hiện trên các tạp chí nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy nó nằm ở khu vực Huazhong, một khu vực ở miền trung Trung Quốc bao gồm các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam và Hồ Nam và là nơi cư trú của hơn 230 triệu người – số dân lớn hơn cả dân số Brazil.

Cấu trúc bề mặt chính của dự án WEW là một hệ thống truyền điện 2 hướng, kéo dài từ phía bắc sang phía nam, và từ đông sang phía tây, tạo thành hình chữ thập khoảng 60km, và rộng 80km đến 100km. 

Một số học giả lo ngại rằng dự án này có thể gây tác động tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từng cảnh báo rằng sóng ELF có thể gây ung thư cho con người.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học và thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy việc phơi nhiễm ELF kéo dài có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.

Trong một báo cáo 500 trang liên tiếp cập nhật từ 2007, WHO đã ghi nhận một số lượng lớn các cuộc điều tra học thuật liên quan đến bức xạ ELF với tình trạng ảo giác, mất ngủ, căng thẳng, trầm cảm, u vú và não, sảy thai và tự tử.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các giới chức về môi trường của Trung Quốc đã lo ngại về dự án. Bộ Sinh thái và Môi trường đã yêu cầu xem xét toàn diện về tác động môi trường của dự án – và yêu cầu chưa được chấp thuận.

Theo một nhà nghiên cứu tại Bắc Kinh giấu tên, nói rằng: “Tiền lấy từ ngân sách dân sự, nhưng quân đội đã can thiệp và chặn đứng những khiếu nại của bộ”.

Theo một tính toán của Hải quân Trung Quốc, một người đứng tại khu vực phát xạ sẽ phải chịu bức xạ EFL, lớn hơn 10 watt, đủ để cung cấp năng lượng cho một số bóng đèn LED. 

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Qiao Fengshou của Viện Nghiên cứu Truyền thông vận tải biển tại Vũ Hán cho hay, không có gì phải lo lắng. 

Bởi theo tiêu chuẩn an toàn của Trung Quốc, bức xạ lớn hơn 300 watt mới được coi là có hại, vì vậy dự án “sẽ không gây hại cho nhân viên và những người dân tại các khu vực xung quanh, nên không cần thiết phải xây dựng thêm các cơ sở cho mục đích bảo vệ sức khỏe”, ông Qiao viết trong một bài báo đăng tải bằng tiếng Trung trên tạp chí nghiên cứu Ship Science và Technology từ năm 2016. Ông Qiao cũng cho biết, dự án này được miễn khỏi phạm vi giám sát của cơ quan môi trường.

RELATED ARTICLES

Tin mới