Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ chi bộn tiền kích hoạt cuộc chiến truyền thông với TQ

Mỹ chi bộn tiền kích hoạt cuộc chiến truyền thông với TQ

Trung Quốc đã chi hơn 6 tỷ USD để cải thiện hình ảnh quốc gia trước quốc tế. Mỹ cũng ban đạo luật mới để chống lại điều này.

Thông tin đăng tải trên tờ Sputnik, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành một đạo luật trong những ngày cuối cùng của năm 2018 và có hiệu lực ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2019.

Văn bản được ký này mang tên “Đạo luật Sáng kiến Tái bảo đảm châu Á” được xây dựng trên một chiến lược đa hướng nhằm thúc đẩy lợi ích của Mỹ ở khu vực thông tin, truyền thông, tuyên truyền tại Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo thông cáo báo chí của Washington, Đạo luật này cũng cho phép chống lại “ảnh hưởng chiến lược toàn cầu” của Trung Quốc đặc biệt, trong bối cảnh chính phủ Bắc Kinh đang ra sức hậu thuẫn, rót tiền vào các hoạt động làm hình ảnh cho đất nước.

Đạo luật này được cung cấp một quỹ 1.5 tỷ USD. Nó cho phép chống lại các diễn biến gia tăng ảnh hưởng từ phía Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ phát triển một chiến lược ngoại giao thông tin, bao gồm hợp tác với các đồng minh để tiến hành đào tạo hàng hải chung và tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông

Động thái này của ông Donald Trump rất nhanh chóng nhằm thẳng vào chiến lược lôi kéo công chúng quốc tế mà chính quyền Bắc Kinh đang ráo riết thúc đẩy. Một trong những diễn biến mới nhất, mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã mở một chi nhánh châu Âu tại London Anh.

Mạng lưới này tuyên bố trong 18 tháng tới CGTN sẽ tuyển tới 300 vị trí làm việc. Hiện họ đã có hơn 6.000 hồ sơ xin việc tại London.

CGTN nhấn mạnh trong yêu cầu ứng tuyển: “Mục đích của chúng tôi là đưa tin theo quan điểm của Trung Quốc. Chúng tôi mong muốn tạo khác biệt với truyền thông phương Tây bằng tầm nhìn rộng hơn, đồng thời đưa tin về các khu vực và các chủ đề truyền thông mà phương Tây bỏ qua”.

CGTN phụ trách lĩnh vực quốc tế của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), tiền thân là CCTV9. CGTN đã có chi nhánh ở Washington (Mỹ), Nairobi (Kenya). Mỗi chi nhánh có khoảng 150 phóng viên.

CGTN có 5 kênh truyền hình phát sóng bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Ả Rập và nhiều website. Toàn bộ mạng lưới của CGTN lên tới 11 thứ tiếng và chiếu trên 140 quốc gia.

My chi bon tien kich hoat cuoc chien truyen thong voi TQ

Một cuộc bàn giao công việc giữa các “ông chủ” Trung Quốc và lãnh đạo đài GBTimes ở Tampere (Phần Lan)

Đáng chú ý, CGTN không phải là phương tiện truyền thông đầu tiên mà Bắc Kinh thúc đẩy phát triển ra quốc tế. Tân Hoa Xã có 180 văn phòng toàn cầu trong 10 năm trở lại đây. Ngoài ra, Bắc Kinh còn không tiếc hậu thuẫn các tập đoàn truyền thông nước này mua lại những tờ báo hay các kênh truyền hình phương Tây.

Theo thống kê của báo Le Temps (Thụy Sỹ), các tập đoàn truyền thông như GBTimes (Phần Lan), G&A Studio (California-Mỹ) hay Global CAMG (Australia) đều thuộc sở hữu của CGTN, được điều phối hoạt động qua các công ty bình phong. Những tập đoàn thông tin này có các phương tiện truyền thông phủ sóng với trên 35 nước.

Các công ty có liên hệ với chính phủ Trung Quốc cũng sẵn sàng mua lại một phần hoặc trọn gói các báo như Independent Media (Nam Phi), XEWW (Mexico), China Times (Đài Loan, Trung Quốc). Đáng kể, sau khi tỉ phú Jack Ma mua lại báo tiếng Anh “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” của HongKong, Trung Quốc, tờ báo này đã ít nói đến nhân quyền của Trung Quốc và ca ngợi công lao ông Tập Cận Bình.

Từ năm 2008 đến 2018, ước tính không chính thức, chính quyền Bắc Kinh đã chi ra tới 6.54 tỷ USD để phục vụ việc làm hình ảnh tích cực cho quốc gia này với cộng đồng quốc tế thông qua các hình thức đã nêu trên.

Việc Mỹ nhận thấy nguy cơ và có chính sách đề phòng với chiến lược ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc là có cơ sở và hoàn toàn cần kíp.

RELATED ARTICLES

Tin mới