Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiÂm thầm thực hiện, TQ đã tìm được cách trả đũa Mỹ...

Âm thầm thực hiện, TQ đã tìm được cách trả đũa Mỹ trong chiến tranh thương mại?

Khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc leo thang, các nhà xuất khẩu anh đào của Mỹ bất ngờ phát hiện quy trình hải quan bị chậm lại ở biên giới Trung Quốc.

Kịch bản quen thuộc

Các cuộc kiểm tra anh đào nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu tăng lên vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2018 mà không được báo trước. Kết quả là các chuyến hàng vào Trung Quốc đã bị ùn tắc, dẫn đến một số thùng hàng bị hỏng trong bến cảng và buộc các nhà xuất khẩu phải chuyển hướng sản phẩm để có thể tiêu thụ trước khi bị hỏng.

Sau đó, gần như bất ngờ, các cuộc kiểm tra bổ sung đột nhiên biến mất, Keith Hu, giám đốc hoạt động quốc tế tại Northwest Cherry Growers cho biết.

“Hiện tại, mùa anh đào đã qua và tôi mong chờ điều tốt nhất vào tháng 6 tới”, Keith Hu nói. Ước tính, thuế quan và các rào cản khác đã khiến ngành công nghiệp này mất 89 triệu USD trong năm 2018.

Việc tăng cường kiểm tra hải quan và từ chối vận chuyển không giải thích là biểu tượng cho những khó khăn mà các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc đã phải đối mặt ngoài thuế quan.

Sự gián đoạn này rất khó khăn xác minh nhưng hơn 1/4 doanh nghiệp trả lời cuộc khảo sát của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung gần đây cho biết họ đã phải chịu sự giám sát gia tăng từ các cơ quan quản lý Trung Quốc.

Các công ty này cũng xếp rủi ro chính trị liên quan đến quan hệ Mỹ-Trung là mối quan tâm hàng đầu.

Các công ty đa quốc gia đã cho biết có sự gia tăng về các rào cản mà họ phải vượt qua để kinh doanh trong thị trường sinh lợi.

Cam Mỹ, gỗ khúc, da bê và thậm chí cả xe Lincoln đã gặp phải sự kiểm tra hải quan cao tại các cảng Trung Quốc trong năm nay.

Hiệp hội người trồng anh đào – đại diện cho 2.500 người ở bang Idaho, Montana, Oregon, Utah và Washington – phụ thuộc rất nhiều vào việc chuyển anh đào tươi tới người tiêu dùng ở Trung Quốc trong vòng 3 tháng khi loại quả này bắt đầu chín. Các nhà trồng trọt cuối cùng đã phải chuyển hướng một số lô hàng đến Hồng Kông hoặc Đài Loan để tránh bị hỏng. 

Các quan chức Trung Quốc hiếm khi thừa nhận các động thái này có liên quan đến bất kỳ căng thẳng quốc tế nào. Nhưng đây là một phần của “kịch bản” quen thuộc mà nền kinh tế thứ hai thế giới sử dụng cùng với các hàng rào phi thuế quan khác trong nhiều năm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, tự gọi mình là “người thuế quan”, đến nay đã áp thuế với khoảng một nửa lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc và cũng đe dọa sẽ áp thuế đối với toàn bộ lượng hàng nhập khẩu còn lại.

Tổng giá trị sản phẩm mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ chỉ bằng 1/4 so với lượng hàng hóa nước này xuất khẩu. Do đó Bắc Kinh không thể so sánh với Mỹ về đòn thuế quan. Nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều vũ khí khác.

Đơn cử, các khiếu nại bao gồm chậm trễ giải quyết việc xin giấy phép và các yêu cầu pháp lý từ các công ty Mỹ đã gia tăng cùng lúc với thời điểm căng thẳng giữa 2 nước gia tăng.

Đây là những bước đi rất tinh tế. Rất khó để có thể phản ứng dứt khoát với họ, ông Mark Herlach, một đối tác của công ty luật Eversheds Sutherland ở Washington, cho biết. Vì điều này rất khó để chứng minh.

Cơ quan hải quan Trung Quốc đã công bố vào tháng 5 rằng họ đang tăng cường đánh giá và các thủ tục kiểm dịch đối với táo và gỗ của Mỹ, với lý do lo ngại về việc giới thiệu các sinh vật gây hại cho Trung Quốc.

Joel Nelsen, chủ tịch của hội những thương mại trái cây California Citrus Mutual, nói rằng trong khi sự kéo dài của quy trình hải quan gây quan ngại, các khoản thuế quan trả đũa của chính phủ Trung Quốc đã khiến giá nhập khẩu tăng lên 40% còn đáng lo ngại hơn.

Trung Quốc là một thị trường đang phát triển và rất khó để tìm người mua mới, ông Nelsen cho biết. Việc chuyển hướng khối lượng sang thị trường xuất khẩu khác là không thể. 

Khó khăn nhỏ, tổn thất lớn

Các cuộc đua từ cuộc chiến thương mại nóng và lạnh giữa thế giới, hai nền kinh tế lớn nhất đã làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ.

Một công ty gia đình ở New England đã phải chịu khoản lỗ gần 50.000 USD vì lô hàng da dê bị tắc nghẽn ở cảng phía đông nam Trung Quốc trong hơn một tháng trước khi cuối cùng được gửi trở lại Mỹ. 

Mọi thứ đã diễn ra với thương mại này mà không có trục trặc trong nhiều năm và rồi đột nhiên chúng tôi bắt đầu gặp phải một số vấn đề, ông Stephen Sothmann, chủ tịch Hiệp hội Da Mỹ cho biết.

Đầu năm nay, nhà sản xuất Beach House có trụ sở tại California đã bất ngờ thông báo rằng vải và nhựa mà họ sử dụng để làm nhà chơi trẻ em tại hai cơ sở sản xuất ở các thành phố Đông Quan và Ninh Ba của Trung Quốc giờ sẽ có giá cao hơn từ 10 – 30%.

Nhà cung cấp của công ty thông báo, việc tăng giá này là do các thay đổi trong quy định môi trường, khiến họ phải sử dụng các nguyên liệu cao cấp hơn, Itai Leffler, giám đốc phát triển kinh doanh của Beach House cho hay.

Công ty đã không được thông báo, cũng như không có quan chức chính phủ nào giải thích liệu các quy định môi trường có chính thức thay đổi hay không.

Bộ Thương mại Trung Quốc hiện chưa trả lời các câu hỏi về việc Trung Quốc có áp dụng các hàng rào phi thuế quan đối với các công ty Mỹ hay không.

Roy Liu, một luật sư thương mại tại tập đoàn luật sư Hogan Lovells của Washington, cho biết có rất nhiều bằng chứng về việc các công ty Mỹ đang bị đưa vào tầm ngắm.

Ví dụ, sự chậm trễ thủ tục hải quan đối với trái cây và các sản phẩm khác đã biến mất sau 3 tuần sau khi các cuộc họp cấp cao diễn ra.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của AmCham, khoảng 47% trong số 430 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, họ không gặp phải tình trạng gia tăng các hàng rào phi thuế quan; khoảng 27% cho biết, họ phải chịu thêm các cuộc kiểm tra trong những tháng gần đây, trong khi 23% cho biết, thủ tục hải quan chậm hơn.

Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/8 – 5/9 năm ngoái, trước khi Mỹ áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Phó Tổng thống Mike Pence cũng từng cáo buộc các quan chức cấp cao của Trung Quốc nhắm vào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ để vận động làm dịu đi quan điểm chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại.

Trước đó, trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Nhật Bản năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời xuất khẩu khoáng sản đất hiếm cho nước láng giềng.

Hai năm sau, doanh số của Toyotas và Peteas giảm mạnh ở Trung Quốc, sau khi truyền thông nhà nước kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản, bao gồm các nhà hàng sushi, đã bị tấn công khi hàng ngàn người dân Trung Quốc xuống đường biểu tình.

RELATED ARTICLES

Tin mới