Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnMỹ cảnh báo rủi ro lớn trong ứng dụng video nổi tiếng...

Mỹ cảnh báo rủi ro lớn trong ứng dụng video nổi tiếng của TQ

Người dùng ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc đối diện nguy cơ dữ liệu cá nhân của họ bị chuyển cho Trung Quốc, theo cảnh báo của Viện kinh tế Quốc tế PIIE, trụ sở tại Washington.

PIIE cảnh báo: “Ứng dụng có vẻ ngoài vô hại như TikTok có thể là một trong những ‘con ngựa thành Troy’ của chủng tộc AI”. TikTok hiện đang rất phổ biến trên thế giới, với nhiều người dùng thông qua việc chia sẻ những đoạn video ngắn. 

Chuyên gia an ninh mạng kiêm giám đốc Viện PIIE, bà Claudia Biancotti, trong bài viết đăng tải trên website của Viện hôm 11/1 cho biết, dữ liệu người dùng từ các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc có thể gây ra các vấn đề bảo mật nghiêm trọng, vì chúng có thể “dễ dàng truy cập và được tận dụng” bởi Bắc Kinh.

Biancotti cho biết, người dùng có thể tải lên ứng dụng này những dữ liệu mà có thể vô tình sẽ giúp Bắc Kinh tận dụng để hoàn thiện một phần mềm giám sát nhận diện, gọi là “Những gương mặt phương Tây” (Western faces).

Trung Quốc có hệ thống Skynet giám sát kiểm soát người dân toàn diện, với hàng triệu camera an ninh trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), chúng được lắp đặt ở các khu vực công cộng trên cả nước. Bắc Kinh đặt mục tiêu năm 2020, camera sẽ bao phủ 100% Trung Quốc.

Bài viết của PIIE trích dẫn dữ liệu từ công ty mẹ của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh là Byte Dance, và từ truyền thông phương Tây, chỉ ra rằng: có 400 triệu người dùng ứng dụng này tại Trung Quốc; 80 triệu người tại Mỹ; và 120 triệu tại các khu vực khác. ByteDance đã ra mắt TikTok năm 2016, ở Trung Quốc nó được gọi là “Douyin”.

Byte Dance đã mua lại dịch vụ truyền thông xã hội Trung Quốc Musical.ly với giá 1 tỷ USD hồi tháng 12/2007, theo Reuters. Tới tháng 8/2018, ByteDance loại bỏ Musical.ly bằng phiên bản TikTok tân trang.

tiktokBản đồ minh họa độ “phủ sóng” của Tiktok trên khắp thế giới. (Ảnh: PIIE/William Melancon)

Theo bà Biancotti, hiện TikTok rất phổ biến trong giới quân nhân Hoa Kỳ, họ đã tải video các hoạt động thường ngày của chính họ lên ứng dụng này, như tập thể dục thể hình, đôi khi còn có những cảnh quay trong các cơ sở quân sự, và ID quân sự hiện thấy rõ ràng.

Bắc Kinh có khả năng trích xuất thông tin tình báo có giá trị về các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ từ các đoạn phim quay thô sơ được đăng tải bởi các binh sỹ, cùng với các thẻ “tags” định vị được vị trí liên quan tới họ. 

Bà Biancotti cũng chỉ ra, dù TikTok có chính sách bảo mật dữ liệu người dùng, nhưng công ty này rất dễ dàng “đầu hàng” giao dữ liệu người dùng cho chính quyền Trung Quốc, “Họ (Trung Quốc) thừa sức yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân”.

Năm 2015, Trung Quốc thông qua một luật an ninh mạng, trong đó Bắc Kinh yêu cầu các công ty trong nước và ngoài nước tại Trung Quốc, khi được yêu cầu, phải bàn giao cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin quan trọng, ví như khóa mã hóa.

Bà Biancotti cảnh báo, Bắc Kinh có thể biến các ứng dụng truyền thông xã hội Trung Quốc, gồm TikTok, thành các công cụ gián điệp và thao túng dư luận.

“Nếu áp dụng diện rộng, một ứng dụng như vậy có thể trở thành vấn đề tầm cỡ như “Huawei” về mặt tiếp cận phương Tây để hỗ trợ phục vụ an ninh cho Trung Quốc”, bài báo nêu. Nhiều chính phủ, gồm Mỹ, đã cảnh báo về “lỗ hổng” an ninh trong thiết bị và điện thoại thông minh của Huawei và ZTE.

Vào tháng 5/2018, Lầu Năm Góc đã ban hành lệnh cấm bán tất cả điện thoại Huawei và ZTE tại các cửa hàng tại các căn cứ quân sự Hoa Kỳ, vì những thiết bị này có thể được lợi dụng do thám quân sự Mỹ.

Nghị viện Mỹ sau đó đã thông qua luật cấm các cơ quan chính phủ liên bang mua thiết bị Huawei và ZTE.

RELATED ARTICLES

Tin mới