Wednesday, January 15, 2025
Trang chủĐiểm tinẤn Độ chi 2,9 tỉ USD xây đường sát biên giới 'đề...

Ấn Độ chi 2,9 tỉ USD xây đường sát biên giới ‘đề phòng TQ’?

44 con đường mới ở 5 bang phía bắc Ấn Độ sẽ giúp quân đội nước này điều động khí tài và binh sĩ nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc, sau những vụ chạm trán trong lịch sử.

Báo SCMP của Hong Kong ngày 17-1 dẫn một tài liệu chính phủ cho biết Ấn Độ sẽ chi 2,9 tỉ USD để xây dựng 44 con đường nằm sát biên giới với Trung Quốc nhằm đảm bảo khả năng điều động nhanh binh sĩ trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Công trình công cộng trung ương Ấn Độ (CPWD), các tuyến đường mới sẽ được xây dựng tại 5 bang phía bắc của Ấn Độ trải dài từ đông bắc sang tây bắc, gồm Arunachal Pradesh, Sikkim, Jammu – Kashmir, Uttarakhand và Himachal Pradesh.

Kế hoạch này được đưa ra sau khi Ấn Độ triển khai nhiều dự án hạ tầng ở các bang đông bắc nước này nhằm đối phó Trung Quốc trước căng thẳng biên giới đang gia tăng.

Đề xuất này hiện chờ nội các do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đứng đầu bật đèn xanh. CPWD và Tổ chức đường biên giới (BRO) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các tuyến đường mới.

Việc xây dựng đường sá gần khu vực biên giới dài 4.056km giữa Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó có các khu vực hiện còn tranh chấp chủ quyền, không được New Delhi chú ý nhiều trong hơn 5 thập niên qua. Chính phủ Ấn Độ chỉ mới chú trọng đến các dự án biên giới trong những tháng gần đây.

Ấn Độ chi 2,9 tỉ USD xây đường sát biên giới đề phòng Trung Quốc? - Ảnh 2.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫy tay chào người dân trong lễ khánh thành cây cầu đường sắt dài nhất nước này tại bang Assam – Ảnh: AFP

Ông Jayadeva Ranade, chủ tịch Trung tâm chiến lược và phân tích Trung Quốc (CCAS) ở Ấn Độ, nhận định việc xây dựng một loạt tuyến đường nằm sát biên giới với Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường nhiều dự án ở bên kia biên giới Trung – Ấn.

“Sẽ có 3 lợi ích đáng chú ý. Thứ nhất, dự án sẽ giúp tăng sự kết nối, cơ sở liên lạc, hoạt động kinh tế tới các vùng biên. Thứ hai, dự án tạo thuận lợi cho hoạt động quân sự vì hiện tại (các binh sĩ) phải mất vài ngày mới tới được các địa điểm xa xôi. 

Thứ ba, việc vận chuyển thiết bị quân sự sẽ nhanh hơn một khi các tuyến đường được đưa vào sử dụng. Nhiệm vụ vận chuyển vũ khí hiện nay tiêu tốn nhiều thời gian do phải tháo rời và sau đó lắp ráp lại”, ông Jayadeva Ranade giải thích.

Cuối tháng 12-2018, Ấn Độ cũng đã khánh thành cây cầu đường sắt Bogibeel dài nhất nước này ở bang Assam nhằm tăng cường an ninh quốc phòng ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Cây cầu này có khả năng chứa cả xe tăng chiến đấu và chiến đấu cơ.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc từng nằm trong tình trạng đối đầu tại cao nguyên Doklam – khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan – hơn 70 ngày hồi năm 2017 sau khi công binh Trung Quốc đơn phương tiến vào cao nguyên này để xây dựng một con đường. 

Năm 1962, 80.000 quân Trung Quốc bất ngờ tràn sang biên giới Ấn Độ ở khu vực dãy Himalaya trong bối cảnh New Delhi vẫn chưa sẵn sàng tham chiến. Cuộc xung đột chết chóc và không cân sức kéo dài 4 tuần đã khiến Ấn Độ chịu nhiều tổn thất.

cổ gà

Trong số các bang ở phía bắc Ấn Độ, bang Sikkim – bang giáp biên giới với cả Bhutan và Trung Quốc – có vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu. Bang này nằm gần với một khu vực có vị trí quan trọng mà Ấn Độ gọi là “cổ gà”.”Cổ gà” là một dải đất hẹp nối một bên là phía tây Ấn Độ (thân gà) với một bên là các bang đông bắc Ấn Độ (đầu gà).Ấn Độ luôn lo ngại nếu Trung Quốc tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào cao nguyên Doklam, sau đó qua Sikkim và chiếm khu vực “cổ gà” trên thì các bang đông bắc Ấn Độ sẽ bị cô lập và rơi vào thế nguy hiểm.

RELATED ARTICLES

Tin mới