Sunday, January 12, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiGiới học giả TQ nguỵ biện về yêu sách “chủ quyền” của...

Giới học giả TQ nguỵ biện về yêu sách “chủ quyền” của TQ ở Biển Đông

Giới chuyên gia, học giả Trung Quốc trích dẫn các sự kiện, văn kiện trong quá khứ để bao biện, nguỵ tạo khẳng định yêu sách “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các vùng nước liền kề dựa trên một số yếu tố, bao gồm bằng chứng lịch sử, phát triển kinh tế, quản lý hữu hiệu và sự công nhận của quốc tế”. Đáng chú ý, những thông tin, số liệu, sự kiện… mà Trung Quốc đưa ra hoàn toàn không xác thực, chỉ là những lập luận một chiều để tạo thuận lợi cho Bắc Kinh khi tìm cách độc chiếm Biển Đông. Bài viết sẽ khái quát lại một số lập luận, viện dẫn của Chính phủ, giới chuyên gia và học giả Trung Quốc về cái gọi là chứng cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để Bắc Kinh khẳng định yêu sách “chủ quyền” (phi pháp) ở Biển Đông.

Bằng chứng lịch sử

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này là “quốc gia đầu tiên phát hiện và đặt tên các đảo ở Biển Đông”. Các đảo ở Biển Đông được đề cập đến trong một số cuốn sách có niên đại từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên). Dương Phu “đã mô tả đặc điểm địa lý của các đảo ở Biển Đông…” trong cuốn sách của mình, nhan đề Dị vật chí (Ghi chép về các Sản vật Lạ). Một nhà hàng hải nổi tiếng của nước Ngô thời Tam Quốc (220-280) – Tướng Khang Thái – cũng đề cập đến các đảo trong cuốn sách của ông nhan đề “Phù Nam Truyện – Hành trình qua lại Xứ Phù Nam”. Tương tự như vậy, hàng trăm cuốn sách được xuất bản trong thời kỳ nhà Tấn (265-410), nhà Đường (618-907), nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1644-1911) đều nhắc đến các đảo ở Biển Đông.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoàng đế Trinh Nguyên của nhà Đường (785- 805) đã gộp các đảo ở Biển Đông vào bản đồ hành chính của Đế chế. Một số bản đồ cũng nhắc đến các đảo, trong đó có “Hỗn nhất cương ịch đại quốc đô ch đồ – Bản đồ Hợp nhất các Vùng Lãnh thổ, Địa lý và Kinh đ của các Triều đại trong Lịch sử”, công bố vào thời nhà Minh và “Canh lộ bạ – Bản đồ Đường đi” thời nhà Thanh. Tương tự như vậy, học giả Trung Quốc thường nhấn mạnh tầm quan trọng việc người Trung Quốc thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh cố gắng đưa các đảo ở Biển Đông vào bản đồ chính thức như một minh chứng về chủ quyền.

Theo học giả Trung Quốc, các bản đồ vẽ thời Nguyên đã “gộp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ của Trung Quốc”. Tương tự như vậy, thời nhà Minh, “các bản đồ chính thức của Trung Quốc tiếp tục thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông”. Bản đồ thời Minh được Đô đốc Trịnh Hòa sử dụng trong Bảy chuyến hải trình. Những ghi chép chính thức của nhà Minh, như “Ghi chép cổ về Thẩm quyền của Quận Quỳnh Châu”, cũng nhắc đến việc Trung Quốc quản lý quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Một số học giả Trung Quốc lập luận rằng việc phát hiện và đặt tên các đảo ở Biển Đông diễn ra từ rất sớm trong lịch sử Trung Quốc – kể từ thời nhà Hạ (2100-1660 trước Công nguyên). Một cuốn sách viết vào thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) nhắc đến “những cống vật từ Nam Hải” mà những người Man di ở phía Nam cống nạp cho triều đình nhà Hạ và việc cống nạp sản vật như (rùa, ngọc trai, đồi mồi, cùng các sản vật lạ khác) tiếp tục duy trì cho tới nhà Thương (1600-1050 trước Công nguyên), nhà Chu (1046-256 trước Công nguyên), nhà Tần (221-206 trước Công nguyên) và nhà Hán (206 trước Công nguyên – 220 sau Công nguyên)… Từ những tác phẩm ban đầu này, các học giả Trung Quốc lập luận rằng “Các đảo ở Biển Đông là điểm đến trong nhiều cuộc thám hiểm và là mục tiêu chinh phục của người Trung Quốc thời Đông Chu (770-221 trước Công nguyên).

Bất kể quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được phát hiện vào thời nhà Hạ hoặc nhà Hán, Trung Quốc cho rằng họ đã “đặt chân sớm nhất lên các đảo này.” Theo đó, một số học giả Trung Quốc và phương Tây lập luận rằng việc phát hiện ra các đảo ở Biển Đông, chí ít cũng khiến Trung Quốc được hưởng danh nghĩa chủ quyền ban đầu đối với các đảo, và nước này có thể hoàn tất danh nghĩa chủ quyền ban đầu này trong một khoảng thời gian hợp lý bằng việc thực thi các hành động chủ quyền kiên quyết và dứt khoát đối với vùng lãnh thổ yêu sách.

Phát triển kinh tế

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngư dân nước này đã khai thác các đảo ở Biển Đông từ thời nhà Tấn (265-420). Học giả Trung Quốc cho rằng các tàu cá từ đảo Hải Nam (Huyện Văn Xương và Quỳnh Hải) và Bán đảo Lôi Châu hàng năm tiếp tục đi đánh bắt trên khắp các vùng biển của Biển Đông kể từ khi Trung Hoa Dân Quốc ra đời năm 1912. Bằng chứng về các hoạt động sau thời nhà Thanh có thể được tìm thấy trong một số nguồn Trung Quốc và nước ngoài, gồm cuốn sách Okura Unosuke viết năm 1918 với nhan đề Đảo Giông tố (mô tả chuyến thám hiểm của người Nhật đến Đảo Beizi – Đảo Song Tử Đông) và Chuyến Khảo sát Quần Đảo Mới ở phía Nam (một ấn phẩm tiếng Nhật nhắc đến việc ngư dân Trung Quốc cư trú trên các đảo, trồng dừa, đu đủ, khoai lang và rau). Các tài liệu từ chuyến khảo sát quần đảo Hoàng Sa năm 1933 của hai người Nhật Miyoshi và Matuo cũng nhắc đến sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc trên đảo Beizi (Song Tử Đông) và đảo Nanzi (Song Tử Tây). Tương tự như vậy, một tài liệu do nhà sử học và địa lý của Trung Quốc Ling Chunsheng viết năm 1933 cũng đề cập đến sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc trên Amboyna Cay (Đảo An Bang), Spratly Island (Đảo Trường Sa), Itu Aba Island (Đảo Ba Bình), Loaita Island (Đảo Loại Ta), Thitu Island (Đảo Thị Tứ), Northeast Cay (Đảo Song Tử Đ ng), Southwest Cay (Đảo Song Tử Tây), Namyit Island (Đảo Nam Yết), và West York Island (Đảo Bến Lạc) thuộc quần đảo Trường Sa.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận rằng những hoạt động ban đầu trên quần đảo Trường Sa không được nhà nước bảo trợ, nhưng các hoạt động đánh bắt cùng các hoạt động sản xuất khác sau đó đã được chính phủ Trung Quốc chấp thuận và hỗ trợ. Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu ngư dân phải nộp các loại lệ phí, thuế khóa, để đổi lấy quyền khai thác tài nguyên ở quần đảo Trường Sa.

Bên cạnh đó, các học giả Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng vào năm 1910, chính quyền nhà Thanh đã khuyến khích các hãng buôn Trung Quốc đệ đơn xin quyền khai thác các đảo ở Biển Đông, ngụ ý rằng chính phủ sẽ bảo vệ các hãng buôn và duy trì trật tự “để củng cố chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ…quyền và lợi ích của Trung Quốc” ở hai cụm quần đảo. Hoạt động này được mở rộng dưới thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), mặc dù các học giả Trung Quốc thừa nhận rằng hầu hết các hoạt động phát triển và khai thác diễn ra ở quần đảo Hoàng Sa, chứ không phải quần đảo Trường Sa. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 19 9, chính phủ mới tiếp tục khai thác về phương diện kinh tế đối với các đảo ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao và các học giả Trung Quốc cho rằng nước này tiếp tục khẳng định quyền duy nhất đối với nguồn tài nguyên ở Biển Đông: Từ năm 1929 đến năm 1931, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã cấp giấ phép cho các thương gia Trung Quốc, Song Xiquan và Yan Jingzhi, để khai thác phân chim; năm 1932, chính quyền Trung Quốc đã ký hợp đồng với Công ty Phân bón Quốc gia Trung Quốc; năm 1932, Viện Kiểm định Công Nghiệp thuộc Bộ Xây dựng của chính quyền Tỉnh Quảng Đông bắt đầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa; năm 1933, Bộ Xây dựng của chính quyền Tỉnh Quảng Đông chuẩn bị xây dựng Nhà máy Sản xuất Phân bón từ Phân chim ở Hoàng Sa và lập kế hoạch khai thác trên các đảo ở quần đảo Hoàng Sa; năm 1947, Ủy ban Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc đề nghị chính quyền trung ương xem xét giao cho Zhongyuan Qiye Gongsi (Công ty Zhongyuan) khai thác phân chim ở quần đảo Hoàng Sa. Từ năm 1950 đến năm 1952, chính quyền Huyện Văn Xương, Huyện Quỳnh Hải, Huyện Lăng Thủy, và các huyện khác đã tổ chức ngư dân của Hải Nam đi khai thác các vùng biển xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa; hành động nà được duy trì từ đó đến nay. Năm 1953, Công ty Thủy sản của của Đặc khu Hành chính Hải Nam bắt đầu khai thác phân chim ở Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa).   Từ tháng 5 và tháng 6 năm 1955, Đặc khu Hành chính Hải Nam đã cử một đoàn khảo sát và thăm dò tới Tây Sa (Hoàng Sa) để đánh giá nguồn tài nguyên trên các đảo. Tháng năm 1956, Cục Thủy sản của Tỉnh Quảng Đông tổ chức một đoàn khảo sát đi kiểm tra nguồn tài nguyên biển ở quần đảo Hoàng Sa. Trạm c ng tác chính đặt tại đảo Yongxing (Đảo Phú Lâm) và các trạm phụ đặt tại trên các đảo khác. Nhân sự công tác trên các đảo lên tới hơn 200 người. Đoàn công tác trên cũng thiết lập Hợp tác xã mua bán (gồm các cửa hiệu nhỏ), phòng khám, câu lạc bộ, trạm phát điện. Năm 1957, Công ty Phân chim của Đặc khu Hành chính Hải Nam đã khai thác phân chim và đá phốt phát tại đảo Vĩnh Hưng (Đảo Phú Lâm), với hơn 100 công nhân tham gia… Từ mùa đông năm 1959 tới tháng năm 1960, Cục Thủy sản của Đặc khu Hành chính Hải Nam đã tổ chức cho 131 tàu cá và 1.752 ngư dân từ các huyện ven biển đi đánh bắt cá quy mô lớn ở các vùng biển xung quanh Quần đảo Tây Sa (Hoàng sa) và Nansha (Trường Sa)…

Ở thế kỷ 21, đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào khu vực đã khiến Trung Quốc tiếp tục phản đối bất kỳ hành động khai thác dầu khí nào ở Biển Đông mà không được nước này chấp thuận. Ngày 22/9/2011, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích thỏa thuận giữa Tập đoàn Khí đốt Tự nhiên (ONGC) Videsh Ltd. của Ấn Độ và PetroVietnam về thăm dò và khai thác các lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng đưa ra phản ứng tương tự vào tháng 6 năm 2012 trước thỏa thuận khai thác hai lô khí đốt ở Biển Đông của nhà sản xuất khí đốt tự nhiên của Nga (Gazprom) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân cùng cơ quan chấp pháp dân sự trên biển để can thiệp trực tiếp (phi pháp) vào hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên của Việt Nam và Philippines trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của các nước này ở Biển Đông.

Quản lý hữu hiệu

Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước nà đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán hữu hiệu đối với Biển Đông kể từ thời nhà Nguyên (1271‐1368). Để củng cố cho tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trích Địa lí chí trong Nguyên Sử – Sách Địa lý về Lịch sử của Triều Nguyên – Bản đồ Lãnh thổ của Triều Nguyên với Hình Minh họa, cả hai đều mô tả các đảo thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.

Tuần tra hải quân: Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lưu ý đến hoạt động tuần tra của hải quân như bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã quản lý hữu hiệu và kiểm soát các đảo ở Biển Đông bắt đầu từ thế kỷ 13. Theo giới học giả Trung Quốc, hành động tuần tra của hải quân ở Biển Đông đã diễn ra sớm hơn nhiều, bắt đầu từ thời nhà Hán (206 trước C ng ngu ên – 220 sau Công nguyên) ở thế kỷ thứ nhất. Năm 43 sau Công nguyên, Đô đốc Mã Viện đã chinh phục khu vực Nanman/Tỉnh Rinan (khu vực trung tâm/miền Bắc Việt Nam ngày nay.)

Chính quyền nhà Hán đã tiến hành các cuộc thám hiểm bằng thủy quân đến Bán đảo Mã Lai đi qua quần đảo Trường Sa. Nước Ngô thời Tam quốc cũng đã cử sứ giả đến Ấn Độ bằng đường Biển Đông. Hoạt động tuần tra của thủy quân tiếp tục du trì vào thời nhà Tấn, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh cho đến tận thời kỳ dân quốc.

Học giả Trung quốc cho rằng nhà Thanh tiếp tục việc tuần tra và thực hiện quyền quản lý hành chính đối với các đảo ở Biển Đông. Từ năm 1710 đến năm 1712, Phó Đô đốc Ngũ Sinh của Hải quân Quảng Đông “đích thân chỉ huy hạm đội của mình tiến ra các đảo ở Biển Đông và vùng biển lân cận để tuần tra. Ngoài ra, nhà Thanh cũng mô tả các đảo thuộc lãnh thổ của Trung quốc trên một số bản đồ chính thức, bao gồm Bản đồ Hành chính Toàn Trung quốc trong Bản đồ các tỉnh của nhà Thanh năm 1724…

Quản lý hành chính: Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này có rất nhiều tài liệu chính thức của chính phủ, cũng như sách lịch sử và bản đồ chính thức, ghi lại việc những chính quyền nối tiếp của Trung Quốc thực hiện thẩm quyền đối với các đảo ở Biển Đông và công nhận các đảo này thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định cho đến đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã “thực thi quyền tài phán một cách hòa bình đối với các đảo ở Biển Đông mà không gặp bất kỳ sự phản đối nào”. Các hành động chủ quyền khác mà học giả Trung Quốc trích dẫn để củng cố yêu sách của nước này đối với các đảo ở Biển Đông “gồm thiết lập cơ sở phục vụ hoạt động đánh bắt, dự báo và lưu thông trên biển, cứu hộ tàu thuyền Trung Quốc và nước ngoài gặp nạn trên biển, cấp và thu hồi giấy phép đối với các công ty tư nhân thăm dò và khai thác tài nguyên, tổ chức hoạt động đánh bắt quy mô lớn và các hoạt động sản xuất khác…” xung quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Sau Cuộc Cách mạng năm 1911, chính phủ mới của tỉnh Quảng Đ ng đã đặt quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự quản lý của Huyện Nhai (Ya Xian) của tỉnh Hải Nam. Chính phủ Quân sự miền Nam tái khẳng định quyết định này vào năm 1921 – ngày 30 tháng 3 năm 1921, Thống đốc tỉnh Quảng Đông đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và đặt quần đảo này nằm dưới sự quản lý của Đảo Hải Nam. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Trung Hoa Dân Quốc đã tiến hành một số biện pháp để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông. Một số biện pháp được trích dẫn như sau: (1) cung cấp quốc kỳ cho ngư dân Trung Quốc và thuyền cá hoạt động ở quần đảo Trường Sa; (2) tổ chức các chuyến đi tới quần đảo Trường Sa để khảo sát lịch sử và địa lý; (3) cho phép “cơ quan địa danh học và in ấn bản đồ được đổi tên và phê duyệt tên tất cả các đảo ở Biển Đông bao gồm cả Quần đảo Nam Sa (Trường Sa)…”.

Nguồn gốc “đường 9 đoạn” của Trung Quốc (khi đó là 11 đoạn) ở Biển Đông có thể được truy nguyên bắt nguồn từ thời kỳ Quốc Dân Đảng của Trung Hoa Dân quốc – khi đường đứt đoạn xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1947 và được thể hiện trên bản đồ về Biển Đông năm 1948. Theo các học giả Trung Quốc, bản đồ Nan Hai Zhudao Weizhi Tu (Bản đồ Vị trí các Đảo ở Biển Đông) – để chỉ ra “ranh giới truyền thống của lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông.” Ngoài ra, tháng 2 năm 1948, Bộ Nội vụ đã phê duyệt và công bố Bản đồ Khu vực Hành chính của Trung Hoa Dân quốc, cũng mô tả yêu sách “đường 11 đoạn” ở Biển Đông. Đường đứt đoạn hàm ý về các quyền: “chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và … khai thác và quyền tài phán đối với nguồn tài nguyên dưới biển, như quyền đánh bắt cá.”

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949, chính phủ Trung Quốc đã đưa “đường chữ U” vào tất cả các bản đồ chính thức của nước này mô tả về Biển Đông. Bên trong đường này, Bắc Kinh tuyên bố nước này có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo, vùng nước liền kề ở Biển Đông, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và nền đất dưới đáy biể.” Tất cả các quần đảo ở Biển Đông – quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Pratas, Bãi Macclesfield và Bãi cạn Scarborough, đều nằm bên trong “đường chín đoạn”.

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 1950, Đài Loan đã rút hết lực lượng đồn trú của mình tại các đảo ở Biển Đông, gồm Đảo Phú Lâm và Đảo Ba Bình, sau khi lực lượng Cộng sản Trung Quốc đổ bộ lên Đảo Hải Nam. Tuy nhiên, Lực lượng Cộng sản Trung Quốc, đã không chiếm giữ Đảo Phú Lâm hay Đảo Ba Bình sau khi Quốc Dân Đảng rời bỏ các đảo này. Quân đồn trú của Pháp khi đó vẫn duy trì quyền kiểm soát một số đảo trong nhóm Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa, nhưng cũng đã không chiếm Đảo Ba Bình và hay Đảo Phú Lâm sau khi quân đội Quốc Dân Đảng rời đi.

Các học giả này lập luận rằng việc Đài Loan rút quân khỏi khu vực không nên được xem là sự từ bỏ chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông vì nhiều lý do. Trước tiên, ngay cả khi chính quyền Đài Loan “có ý định” từ bỏ các đảo ở Biển Đông, đó chỉ là hành động riêng lẻ của một lực lượng chính trị, không đại diện cho Trung Quốc với tư cách là một quốc gia, và chính phủ mới ở Bắc Kinh đã thay thế Quốc dân Đảng là Chính phủ Hợp pháp duy nhất của Trung Quốc.” Thứ hai, việc Đài Loan rút quân “chỉ đơn thuần xuất phát từ những tính toán về quân sự và chính trị” – lo sợ những người Cộng sản Trung Quốc tấn công các đảo – và Đài Loan “không có ý định từ bỏ các đảo với tư cách đại diện của nước Trung Quốc.”

Phản đối liên tục: Các học giả Trung Quốc bổ sung rằng sự phản đối liên tục và kiên quyết của Trung Quốc đối với yêu sách của các nước khác về các đảo tại Biển Đông cũng là bằng chứng thể hiện sự quản lý hữu hiệu của Bắc Kinh đối với hai nhóm đảo này. Trường hợp đầu tiên được trích dẫn là sự kiện vào năm 1883 liên quan đến một tàu khảo sát của Đức. Sau khi nhận thấy người Đức đang thực hiện hoạt động thăm dò tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, triều đình nhà Thanh “đã đưa ra phản đối mạnh mẽ” tới Berlin và người Đức đã dừng cuộc khảo sát.

Các học giả Trung Quốc cho rằng nước này cũng đưa ra phản đối tương tự cho các động thái nhằm chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1930 của Pháp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng nước nà cũng phản đối việc Pháp chiếm đóng 9 thực thể tại quần đảo Trường Sa vào năm 1933. Theo các học giả Trung Quốc, việc phản đối của Trung Quốc đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của nước này.

Khẳng định chủ quyền: Sau khi Việt Nam Cộng hòa “chiếm đóng” Đảo Trường Sa Lớn (Spratly Island) vào năm 1956 và các Đảo Hữu Nhật (Robert Island), Đảo Hoàng Sa (Pattle Island), và Đảo Quang Ảnh (Money Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa vào năm 1957, Trung quốc đã tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với các đảo tại Biển Đông bằng việc tuyên bố vùng lãnh hải 12 hải lý vào năm 1958.

Trung Quốc cũng tái khẳng định chủ quyền đối với tất cả các đảo tại Biển Đông, các vùng nước lân cận và các vùng thềm lục địa trong công hàm phản đối của họ gửi lên Liên Hợp Quốc năm 2009. Công hàm này phản đối việc Philippines ban hành đạo luật RA 952, trong đó xác định đường cơ sở quần đảo của Philippines và tái khẳng định chủ quyền Philippines đối với Nhóm Đảo Kalayaan (KIG) và Bãi cạn Scarborough tại Biển Đông. Yêu sách Biển Đông của Trung Quốc cũng được nhắc đến trong công hàm mà Trung Quốc gửi lên Liên Hợp Quốc để phản đối việc Việt Nam và Malaysia nộp hồ sơ chung về ranh giới thềm lục địa mở rộng tại Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc. Trong cả hai công hàm phản đối này, Bắc Kinh đều tái khẳng định họ có “chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo, vùng nước liền kề ở Biển Đông và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên uan cũng   như đá biển và nền đất dưới đáy biển”.

Trong tháng 6/2012, Bắc Kinh thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa (có nghĩa ba dải cát) – một thành phố hành chính cấp địa khu, để quản lý Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Quần đảo Trung Sa (Macclesfield Bank), và Quần đảo Nam Sa (Trường Sa). Trụ sở hành chính của thành phố này nằm ở Đảo Phú Lâm (Woody/Yongxing Island) tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, vào ngà 29/11/2013, Cuộc họp thứ 5 của Ủ Ban Thường vụ Đại hội Nhân dân tỉnh Hải Nam đã th ng ua Các Biện pháp Triển khai Luật Thủy sản Trung Quốc của tỉnh Hả Nam.

Can thiệp quân sự: Khi nhận thấy cần thiết và thời điểm chiến lược đã đến, Trung Quốc cũng sử dụng sức mạnh quân sự để thúc đẩy yêu sách chủ quyền của họ trên Biển Đông. Vào ngày 20/1/1974, lực lượng Trung Quốc đã đánh bật đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa khỏi Đảo Hoàng Sa sau một cuộc chiến trên biển và trên bộ chớp nhoáng. Cuộc đụng độ thứ hai giữa hải quân Trung Quốc và Việt Nam xảy ra vào ngày 14/3/1988, tại khu vực gần với Đảo Gạc Ma. Cuộc giao tranh khiến một vài tàu Việt Nam bị đánh chìm và khiến khoàng hơn 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Sau cuộc giao tranh, Trung Quốc chiếm đóng một số đảo tại quần đảo Trường Sa – Đá Châu Viên (Cuarteron/ Hua ang Reef), Đá Tư Nghĩa (Hughes/Dongmen Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross/Yongshu Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reefs/Nanxun Reef và Xinan Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South/Chigua Reef), Đá Su Bi (Subi Reef/Zhubi Reef). Vào năm 1995, Trung Quốc chiếm Đá Vành Khăn (Mischief Reef/Meiji Reef), thực thể mà cả Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền, và xây dựng một loạt các công trình tại đây, mục đích là để làm nơi cư trú cho ngư dân Trung quốc.

Công nhận quốc tế

Bộ Ngoại giao và các học giả Trung Quốc đã dẫn ra một loạt các sự kiện, kể từ thế kỷ 19, để củng cố lập trường của Trung Quốc rằng cộng đồng quốc tế đã công nhận yêu sách lãnh thổ của họ tại Biển Đông. Trung Quốc bổ sung thêm một số văn bản, các tuyên bố, các ấn phẩm từ Thế chiến thứ II cũng như giai đoạn hậu chiến để chứng minh lập trường của họ rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hiệp ước Trung-Pháp 1887: Các học giả Trung Quốc cho rằng với việc Pháp ký kết Hiệp ước Trung-Pháp 1887 – trong đó phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ (bắc Việt Nam), Pháp coi như đã từ bỏ các yêu sách mà họ đã đưa ra đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ủy ban phân giới cắm mốc được thành lập bởi Hiệp ước Hòa bình Trung- Pháp 1885 – cơ quan có trách nhiệm phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, đã không thể đạt được sự đồng thuận về toàn bộ các điểm trên đường phân định. Do đó, theo Điều 3 của Hiệp ước, vấn đề này sẽ được riêng các quốc gia – ở đây là Pháp và Trung Quốc – xử lý. Căn cứ vào Hiệp ước này, quan chức và học giả Trung Quốc cho rằng tất cả các đảo ở Biển Đông nằm ở phía Đông kinh độ 108°03’08” và bởi vậy, Pháp đã “nhượng lại” các đảo tại Biển Đông cho Trung Quốc.

Sự công nhận của Pháp trước Thế Chiến thứ II: Theo một số học giả Trung Quốc, Pháp đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa vào năm 1921. Vào ngà 21/5 năm đó, Thủ tướng Pháp Aristide Briand được cho là đã phát biểu rằng “bởi chính phủ Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền từ năm 1909, chúng tôi không thể tuyên bố yêu sách đối với những đảo này”. Các học giả này cũng dẫn chứng Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc để củng cố cho lập trường của mình. Trung Quốc cho rằng Toàn quyền Đông Dương của Pháp cũng thừa nhận rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc trong những năm 1920 và rằng một hoa tiêu người Pháp cũng có nói tương tự vào đầu những năm 1930, rằng quần đảo Hoàng Sa không hề liên quan tới An Nam (Việt Nam).

Trung Quốc bổ sung thêm rằng, vào năm 1921, một số quan chức của Pháp đã đưa ra đề xuất rằng Pháp nên từ bỏ yêu sách chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa để đổi lấy những lợi ích khác của Pháp tại Trung Quốc.

Sự công nhận của Pháp sau Thế chiến thứ II: Một vài học giả Trung Quốc và quốc tế cho rằng sau Thế chiến thứ II, Pháp đã ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo tại Biển Đông. Căn cứ theo Lệnh số 1 (General Order No. 1), lực lượng Nhật tại phía bắc vĩ độ 16 Việt Nam được yêu cầu đầu hàng lực lượng của Quốc Dân Đảng. Phía bắc của Việt Nam sau đó được đặt dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc cho đến tận tháng 3/1946, khi Quốc Dân Đảng trả lại phần chiếm đóng cho Pháp. Căn cứ vào trao đổi công hàm giữa hai bên, Trung Quốc và Pháp thống nhất rằng quân đội Pháp sẽ thay thế quân đội Trung Quốc đang đóng tại phía bắc vĩ độ 16 Đông Dương (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Tại thời điểm đó, Pháp được cho là đã không điều tra về tình trạng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; và Pháp cũng như Việt Nam đều không có bất kỳ phản đối ngoại giao nào khi lực lượng Quốc Dân Đảng vẫn đồn trú trên Đảo Phú Lâm và quay trở lại Đảo Ba Bình.

Sự công nhận của Nhật Bản: Học giả Trung Quốc lập luận rằng Nhật cũng công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhật cũng phản đối sự chiếm đóng của Pháp tại quần đảo Trường Sa vào năm 1933. Một vài học giả bổ sung thêm rằng Nhật đã có ý định trao trả hai quần đảo này cho Trung Quốc vào thời điểm cuối Thế chiến thứ II, với dẫn chứng là các thỏa thuận riêng biệt chính thức kết thúc cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật – Hiệp ước Hòa bình giữa Trung Quốc và Nhật năm 1952 và Tuyên bố chung của Chính phủ Nhật và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1972.

Các tài liệu trong Thế chiến thứ II: Trong thời gian đầu của Thế chiến thứ II, Nhật đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đánh bại lực lượng đồn trú của Pháp tại hai quần đảo này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “tại thời điểm đó, Nhật đặt Quần đảo Nam Sa trong phạm vi quản lý của Đài Loan” và rằng “các vùng lãnh thổ được trao trả lại cho Trung Quốc theo như Tuyên bố Cairo đương nhiên bao gồm cả Quần đảo Nam Sa.” Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định thêm rằng Tuyên bố Potsdam 1945 ủng hộ cho quan điểm rằng Nhật phải trao trả lại tất cả các vùng lãnh thổ đã lấy từ Trung Quốc.

Chiếm đóng thời kỳ hậu chiến: Các học giả Trung Quốc cũng nhấn mạnh tương tự rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất cử các lực lượng hải quân và quan chức chính phủ tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “để chính thức chấp nhận sự đầu hàng và rút lui của Nhật khỏi các khu vực tại Biển Đông…” Theo đó, tại thời điểm cuối của Thế chiến thứ II, “việc Trung Quốc là quốc gia có danh nghĩa hợp pháp để lấy lại các đảo tại Biển Đông từ tay Nhật là điều đương nhiên và hoàn toàn dễ hiểu”.

Hội nghị Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO): Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho rằng những gì đã diễn ra tại Hội nghị ICAO lần đầu tiên về Khu vực Hàng không châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức vào tháng 10/1955 cũng ủng hộ cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo tại Biển Đông. Hội nghị nà được tổ chức tại Manila và có 15 quốc gia tham dự, trong đó có Việt Nam Cộng hòa và Đài Loan. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hội nghị đã quyết định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Pratas “nằm ở vị trí trung tâm thông tin liên lạc của khu vực Thái Bình Dương và do đó các thông tin về khí tượng tại những quần đảo này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dịch vụ hàng không dân dụng thế giới.” Do đó, hội nghị nhất trí thông qua Nghị quyết Số 24, yêu cầu Đài Loan “tăng số lần quan sát khí tượng tại quần đảo Trường Sa lên 4 lần/ngày.”

Những ấn phẩm, tài liệu khác: Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng dẫn ra một số ấn phẩm quốc tế để củng cố cho uan điểm của họ rằng cộng đồng quốc tế đã công nhận yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo tại Biển Đông. Những ấn phẩm này bao gồm: Thông tin về các vùng biển gần Trung Quốc (The China Sea Directory), ấn bản tại Anh năm 1867; Chỉ dẫn hàng hải tại các vùng biển gần Trung Quốc (China Sea Pilot), được biên soạn và in tại Sở Thủ văn thuộc Hải quân Hoàng gia, Vương uốc Anh năm 1912; Le Monde Colonial Illustre, số ra tháng 9 năm 1933 thừa nhận sự hiện diện của người Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa; Atlas International Larousse, xuất bản năm 1965 tại Pháp; Niên lịch Thế giới (Yearbook of the World), xuất bản tại Nhật năm 1972; Bách khoa toàn thư về các Quốc gia trên Thế giới (The Worldmark Encyclopedia of the Nations), xuất bản tại Mỹ năm 1963…

Nhìn chung, từ những dẫn chứng, lập luận của Chính phủ và chuyên gia, học giả Trung Quốc cho thấy nước này không có tinh thần cầu thị, cố tình nguỵ tạo và viện dẫn sai lệch các thông tin, sự kiện để khẳng định yêu sách chủ quyền phi pháp ở Biển Đông. Hành động này của Trung Quốc chỉ khiến cộng đồng quốc tế thêm coi thường và lên án, đương nhiên, những viện dẫn trên của Trung Quốc cũng không tạo thành chứng cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để nước này tuyên bố cái gọi là “chủ quyền lịch sử ở Biển Đông”, vì quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn là một phần không thể tách rời của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới