Theo Gorman, việc này thể hiện “cam kết của Mỹ đối với một vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở”. Ông khẳng định, “hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cho máy bay và tàu bè hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép”.
Hồi tháng 10 và tháng 11/2018, hải quân Mỹ cũng điều 2 tàu đi qua eo biển Đài Loan. Ngoài ra họ còn làm điều tương tự vào tháng 7/2018. Trước đó, các hoạt động này của Mỹ chỉ diễn ra một lần mỗi năm.
Eo biển Đài Loan – nằm giữa hòn đảo Đài Loan và đại lục Trung Quốc, là một điểm nóng địa chính trị tiềm tàng trong bối cảnh Bắc Kinh muốn thống nhất hòn đảo về dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương, thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết.
Trong khi đó, đầu tháng 1/2019, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ cung cấp một báo cáo cho rằng Trung Quốc đã thực hiện một loạt cải cách quân sự quan trọng, có thêm công nghệ mới.
Báo cáo cho biết, do Bắc Kinh dự báo sẽ có thế lực nước ngoài can thiệp vào vấn đề Đài Loan nên Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã hướng tới việc phát triển một loạt hệ thống vũ khí để răn đe và ngăn ngừa đối thủ.
Tướng Li Zuocheng – thành viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc, được cho là đã nói với Đô đốc hải quân Mỹ John Richardson như sau: “Nếu ai đó cố tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì có thể để bảo vệ sự thống nhất quốc gia, chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”.
Vào đầu tháng 1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan từ bỏ khả năng tuyên bố độc lập để theo đuổi “thống nhất hòa bình” với Trung Quốc. Ông Tập nói thêm rằng “chúng tôi không hứa hẹn từ bỏ sử dụng vũ lực”.
Đáp lại phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói rằng hòn đảo Đài Loan sẽ “không bao giờ chấp nhận” công thức “một nước hai chế độ” với Trung Quốc.
Đô đốc Mỹ Richardson đã nói với những người đồng cấp Trung Quốc rằng chính sách của Mỹ đối với Đài Loan không thay đổi và Mỹ vẫn “phản đối bất cứ hành động đơn phương nào của mỗi bên eo biển có khả năng biến đổi hiện trạng”.
T