Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐổ tiền tỷ vào Vành đai và Con đường, TQ vẫn thua...

Đổ tiền tỷ vào Vành đai và Con đường, TQ vẫn thua Nhật Bản vì thiếu yếu tố này

Tokyo có thể không sánh được với khối lượng đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh, nhưng Nhật Bản đứng đầu về danh tiếng và tác động tích cực tới quốc gia được đầu tư, theo các chuyên gia.

Tiến độ dự án tàu điện nhanh Jakarta-Bandung do Trung Quốc đầu tư tại Indonesia rất chậm chạp. Ảnh: Reuters

Minh bạch

Trước khi Trung Quốc bắt đầu “tán tỉnh” các quốc gia Đông Nam Á bằng các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Nhật Bản là nhà tài chính phát triển hàng đầu của khu vực.

Khi hai cường quốc đang cạnh tranh về ảnh hưởng kinh tế và thương mại ở khu vực, một số người nói rằng Bắc Kinh có thể sẽ chịu thua trước Tokyo.

Các liên doanh của Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư vào khu vực Đông Nam Á cuối những năm 1970 thông qua các công ty đa quốc gia trước khi chính phủ nước này dẫn đầu kế hoạch kết nối cơ sở hạ tầng vào những năm 1990.

Các dự án của Nhật Bản đầu tư có các tiêu chuẩn an toàn, môi trường, độ tin cậy cao bên cạnh việc cải thiện hậu cần tổng thể cho khu vực đang phát triển.

Trong khi một số dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường cũng được coi là “cơ sở hạ tầng chất lượng” nhưng thường bị lu mờ bởi những lo ngại rằng, sáng kiến này được xem là nền tảng gia tăng sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu.

“Mức đầu tư của sáng kiến Vành đai và Con đường cho chúng ta biết rất ít về tác động thực sự của các dự án cơ sở hạ tầng mới như khoản đầu tư đó có giúp ích cho những người thực sự cần hay không; có được đưa vào các dự án khả thi hay không hay liệu có ảnh đến môi trường?”, Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Kết nối Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết.

Tài chính bền vững, gắn kết với địa phương

Các chuyên gia cho biết, đường sắt, mạng lưới truyền thông và phát triển nông nghiệp được xây dựng bởi các tập đoàn Nhật Bản và các tổ chức liên kết với chính phủ được đặc biệt coi trọng về đào tạo kỹ thuật và giáo dục cho các bên liên quan tại địa phương. Điều này giúp việc nuôi dưỡng thiện chí giữa Tokyo và các nước sở tại.

Chính quyền của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ giúp các nước Đông Nam Á đào tạo 80.000 chuyên gia sản xuất và công nghiệp kỹ thuật số trong 5 năm như một phần trong nỗ lực xây dựng các thành phố thông minh trên toàn khu vực.

Ngược lại, người dân tại quốc gia tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường thường phàn nàn về việc thiếu sự tham gia của địa phương. Các dự án do Trung Quốc đầu tư thường bị cáo buộc sử dụng phần lớn vật liệu và lao động từ Trung Quốc thay vì sử dụng các công ty địa phương.

Ngoài ra, tài chính Nhật Bản cũng được xem là đáng tin cậy hơn. So với các dự án do nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, các dự án của Nhật Bản được cho là bền vững hơn do có một số lượng lớn những tập đoàn tư nhân ủng hộ tài chính. Nhiều dự án của Nhật Bản có sự ủng hộ từ tập đoàn Mitsubishi, Toyota, Nintendo và Sumitomo Mitsui đang thúc đẩy hội nhập kinh tế ở Đông Nam Á.

Mặt khác, thực tế là Trung Quốc chỉ công khai các dự án sau khi các nhà thầu được chọn, hiếm khi công khai các điều kiện cho vay, chậm triển khai, gây mất niềm tin vào sáng kiến Vành đai và Con đường, Hillman nói. Những lo ngại về các điều khoản tài chính của Trung Quốc hiện đã dẫn đến một số thỏa thuận bị hủy bỏ hoặc đàm phán lại trong những tháng gần đây.

“Bắc Kinh có thể đã xuất sắc trong việc đưa ra những lời hứa, nhưng Tokyo đã làm tốt hơn rất nhiều trong việc thực hiện và, nhờ vậy, phát huy được ảnh hưởng của Nhật Bản”, Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại cho biết.

RELATED ARTICLES

Tin mới