Các chuyên gia quân sự tại Trung Quốc cho rằng quá trình hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và nước này sẽ chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và mở rộng sức mạnh. Tuy nhiên, đa phần các nhà quan sát nhận định TQ đang ảo tưởng về sức mạnh từ tàu sân bay.
TQ đang ráo riết theo đuổi giấc mộng tàu sân bay. Nguồn: Weibo.
Trung Quốc đã toan tính sẽ xây dựng ít nhất 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào năm 2035, gồm 4 tàu sân bay hạt nhân, trong bối cảnh Bắc Kinh cố gắng bắt kịp Mỹ về sức mạnh hải quân, tờ “Bưu điện Hoa nam buổi sáng” của Hồng Côngdẫn lời các nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết. Theo nguồn tin trên, các tàu hải quân theo như trên của Trung Quốc thậm chí sẽ được trang bị phần cứng có thể gần tương đương các siêu cường hàng đầu thế giới về công nghệ siêu hàng không mẫu hạm, nhằm sánh ngang với Mỹ vì hiện Trung Quốc còn quá tụt hậu và thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế so với Mỹ.
Một số thiết bị được giới quân sự Trung Quốc quảng bá có thể có mặt trên tất cả tàu sân bay mới của Trung Quốc là máy phóng điện từ, tương tự siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Hệ thống máy phóng điện từ có thể phóng máy bay nhanh và êm hơn so với hệ thống phóng thủy lực. Trung Quốc hiện có một tàu sân bay đang hoạt động là Liêu Ninh, được đưa vào sử dụng từ năm 2012. Trung Quốc cũng đang thử nghiệm tàu sân bay Type-001A đóng mới trong nước. Một cựu sỹ quan của hải quân Trung Quốc Các cho biết tàu sân bay hạt nhân của Trung Quốc với hệ thống máy phóng điện từ dự kiến gia nhập hải quân vào năm 2035, nâng tổng số tàu sân bay lên ít nhất 6 tàu, mặc dù chỉ có 4 tàu sẽ hoạt động ở khu vực tiền tuyến. Trung Quốc hiện đang rất muốn mở rộng các nhóm tác chiến tàu sân bay để hiện thực hóa tham vọng hải quân toàn cầu và bảo vệ lợi ích đang tăng ở nước ngoài. Type-002, tàu sân bay thông thường tiếp theo của Trung Quốc, chiếc đầu tiên được trang bị máy phóng điện từ, bắt đầu được đóng vào năm 2018. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo cho quân đội hoàn thành quá trình hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới vào năm 2050. Giới phân tích quân sự Trung Quốc ca ngợi rằng ngân sách dành cho các tàu sân bay sẽ không bị cắt giảm, dù Bắc Kinh đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại với Mỹ. Số lượng tàu sân bay của Trung Quốc tăng lên để phản ánh vị thế toàn cầu của họ.
Theo kế hoạch, quân đội Trung Quốc dự định vận hành 4 nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân ở tiền tuyến vào năm 2035. Type-001A và Type-002 sẽ trở thành những hàng không mẫu hạm tạm thời, trong khi chờ tàu sân bay hạt nhân đi vào hoạt động. Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được thay thế bằng Type-001A vào năm 2035. Liêu Ninh vốn là tàu sân bay Varyag chưa hoàn thành của Liên Xô cũ được Trung Quốc mua lại từ Ucraina. Nó được sử dụng để huấn luyện phi công và thủy thủ đoàn tàu sân bay. Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển máy bay chiến đấu tàng hình sử dụng trên tàu sân bay, với cuộc tranh luận đang diễn ra giữa việc chọn FC-31 hay phiên bản của J-20. Trung Quốc hiện chỉ có một loại tiêm kích trên hạm là J-15, trong khi Mỹ có 2 loại. Các kỹ sư Trung Quốc đang phát triển tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo. Nó được mô tả là phiên bản của máy bay chiến đấu tàng hình FC-31. Tiêm kích này có thể được đưa vào sử dụng muộn hơn so với tiêm kích tàng hình F-35C của hải quân Mỹ. Trong khi đó, có ý kiến nói rằng khả năng tổng thể của Trung Quốc sẽ bị hạn chế do thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Công nghệ tàu sân bay và tiêm kích trên hạm của Trung Quốc sẽ được phát triển để phù hợp với quy mô và sức mạnh của hải quân Mỹ, nhưng việc xây dựng phần cứng mới chỉ là một phần của bức tranh. Tiêu chuẩn đào tạo thủy thủ đoàn và kiểm soát thiệt hại trên tàu chiến vẫn là những thiếu sót quan trọng của hải quân Trung Quốc, vì họ không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn như Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninhmang số hiệu 16, vốn là con tàu cũ mua thanh lý từ Ucraina, được chính thức gia nhập vào lực lượng Hải quân Trung Quốc vào tháng 9/2012. Giới chuyên gia Trung Quốc ca ngợi rất nhiều về con tàu này. Tuy nhiên, còn quá khó để có thể so sánh với trình độ phát triển của các nước như Mỹ. Xét về thiết kế, tàu sân bay Liêu Ninh không khác nhiều so với khu trục hạm hạng nặng Đô đốc Kuznetsov của Nga, với thiết kế boong phóng kiểu nhảy cầu, trong khi đó tàu sân bay lớp Nitmitz của Mỹ, trong đó có tàu sân bay USS Carl Vinson có boong phẳng và sử dụng máy phóng hơi nước để hỗ trợ chiến cơ cất cánh. Trung Quốc phân Liêu Ninh vào lớp tàu Kiểu 001 và phân loại chiến hạm này là tàu huấn luyện, do đó tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu đảm nhiệm công tác huấn luyện cho không quân hải quân Trung Quốc, cũng như huấn luyện công tác vận hành tàu sân bay và thực hiện các thử nghiệm khác. Do đó tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị ít hệ thống vũ khí hơn so với tuần dương hạm Đô đốc Kuznetsov, thậm chí chưa có hệ thống tên lửa chống hạm như tàu sân bay thuộc lớp Nitmitz của Mỹ. Tàu sân bay Liêu Ninh không có tên lửa chống hạm mạnh như P-700 Granit trên chiến hạm Đô đốc Kuznetsov, cũng như có số lượng tên lửa phòng không thấp hơn chiến hạm này của Nga. Trên tàu sân bay Liêu Ninh có 3 tổ hợp tên lửa đất-đối-không FL-3000N với tổng cộng 54 tên lửa, sử dụng tên lửa HQ-10 (Hồng Kỳ 10), loại tên lửa được phát triển từ tên lửa TY-90 (Thiên Nhạn 90). Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh có thêm 3 hệ thống phòng thủ tầm gần 30 mm Kiểu 1130, 2 hệ thống phóng vũ khí chống ngầm 240 mm và 4 tổ hợp mồi bẫy gồm 24 ống.
Kết luận: Tăng cường sức mạnh hải quân nằm trong những tính toán chiến lược gia tăng ảnh hưởng, lấn lướt khu vực của Trung Quốc. Ở Biển Đông, việc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa, trong đó lấy tàu sân bay, hệ thống phòng không, đạo đạo và máy bay, sân bay chiến đấu làm răn đe các nước. Điều này đã bị dư luận quốc tế, khu vực lên án mạnh mẽ. Thông tin về việc nước này theo đuổi kế hoạch chế tạo 4 tàu sân bay hạt nhân vào năm 2035 và trở thành cường quốc biển chắc chắn sẽ khiến tình hình khu vực thêm phức tạp.