Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ cố bắt giữ xuyên biên giới doanh nhân Tân Cương

TQ cố bắt giữ xuyên biên giới doanh nhân Tân Cương

Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án Trung Quốc vì giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại lao động Tân Cương, sau một video công dân Trung Quốc gốc Kazakhstan tại sân bay đã tự cứa vào cổ mình cầu cứu, thà chết không quay về Tân Cương.

Theo tờ Deutsche Welle của Đức, vào ngày 8/2, nhà báo tự do Erkin Azat đã đăng tải một video trên Twitter, cảnh quay cho thấy ông Halimbek Shahman, người Kazakhstan, quốc tịch Trung Quốc, đã tự cứa vào cổ mình tại sân bay Uzbekistan nhằm cầu cứu, và từ chối bị dẫn độ về Trung Quốc.

Trong video, ông Shahman nói: “Hiện tại tôi đã chuẩn bị xong rồi, khi họ đụng vào tôi, tôi tự cứa cổ của mình”.

Ông Shahman cũng kêu gọi các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản và các nước khác giúp đỡ ông thoát khỏi chế độ chuyên chế của Trung Quốc.

Hộ chiếu của ông Halimbek Shahman. (Ảnh: 记者乔龙 / Rfa.org)

Theo Radio Free Asia (RFA), Shahman là một doanh nhân và ông thường xuyên bị cảnh sát Trung Quốc sách nhiễu khi còn ở Tân Cương.

“Cứ sau mỗi 50 đến 100 mét (họ) lại kiểm tra chứng minh thư của tôi. Tôi rất lo lắng, tôi không thể chịu đựng được nữa”, ông Shahman nói.

Năm ngoái, ông Shahman đã rời Tân Cương tới Quảng Châu, nhưng sau đó, khi đưa khách hàng đến đại lục công tác, Shahman thường xuyên phải chịu đựng sự sỉ nhục vì huyết thống của mình.

“Khi ngồi máy bay, đi tàu hỏa, đi xe buýt, mỗi lần họ đều kiểm tra tôi nửa tiếng đồng hồ, khi khách hàng người Nga, khách hàng người Kazakhstan đến gặp tôi, nhân viên bảo vệ đã kiểm tra thẻ căn cước của tôi trước mặt họ”, Shahman nói.

tân cương Hình ảnh vết khứa cổ của ông Halimbek Shahman. (Ảnh: Facebook/ Erkin Azat)

Sự quấy rầy của những nhà chức trách cũng khiến khách hàng cũng ngần ngại và dần dần từ chối hợp tác Shahman.

Để thoát khỏi chế độ độc tài, Shahman từ Quảng Châu đi đến Thái Lan vào ngày 4/2, hai ngày sau ông bay đến Almaty, Kazakhstan, nhưng vì không có visa nhập cảnh, nên Shahman lại tiếp tục bay đến Tashkent, thủ đô của Uzbekistan để tìm kiếm một cơ hội xin tị nạn.

Media player poster frame
 

Erkin_Azat – S.O.S. Halimbek 开始自残,说如果他们靠近他一步,他会割掉自己脖子,寻求各国政府国际社会的帮助。

 

Tuy nhiên, Tổ chức nhân quyền Kazakhstan cho biết, nhân viên an ninh quốc gia Trung Quốc đã đến sân bay Uzbekistan và cố gắng dẫn độ doanh nhân người Kazakhstan trở về Trung Quốc.

Cũng theo Tổ chức Nhân quyền Atajurt, Shahman tự cứa cổ ông nhằm thể hiện dùng cái chết để kháng cự đến cùng.

Vào chiều thứ Sáu (8/2), phóng viên RFA đã cố gắng liên lạc với Shahman – đang mắc kẹt trong khu vực cấm của sân bay Tashkent, nhưng tín hiệu bị nhiễu và không cách nào nói chuyện bình thường với Shahman được. Một người bạn của Shahman nói với RFA: “Người này (Shahman) hiện đang ở Tashkent, Uzbekistan và Đại sứ quán Trung Quốc đang chuẩn bị đưa anh ta đi. Cảnh sát Tashkent cũng sẽ bắt giữ anh ta ngay bây giờ”.

Ông Steve Sweedro, một nhà nghiên cứu sự kiện Trung Á thuộc Tổ chức Nhân quyền Quốc tế nói rằng, theo luật pháp quốc tế, nếu một người bị trả về cho Trung Quốc, Shahman sẽ phải đối mặt với cực hình tra tấn hoặc tử hình, Reuters đưa tin.

Và nếu Shahman bị đưa vào trại lao động Tân Cương, ông có thể sẽ phải chịu nhiều sự tra tấn tàn khốc hơn trước.

Cảnh sát yêu cầu người vợ theo dõi chồng 24 giờ một ngày

Một năm trước, Shahman rời khỏi tỉnh khu vực tự trị Ili Kazakh, Tân Cương và định cư tại Quảng Châu. Vợ ông là người Hán và họ đã có một cậu con trai 4 tuổi ở Trung Quốc.

Tổ chức Nhân quyền Atajurt cho biết: “Ông Shahman chuyển đến Quảng Châu cùng vợ sinh sống, ông ấy nói rằng cảnh sát địa phương thường xuyên sách nhiễu ông và hỏi tại sao lại đột ngột dọn nhà đến Quảng Châu, sau đó yêu cầu vợ và gia đình bên vợ giám sát và báo cáo nhất cử nhất động của ông ấy”.

Vào lúc 2 giờ chiều thứ Sáu, điện thoại di động của Shahman bị cảnh sát sân bay lấy đi. Ông mượn điện thoại di động của một nhân viên lao công và ghi lại 2 video nói với các phóng viên RFA rằng, cảnh sát địa phương và nhân viên an ninh từ Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ông về Trung Quốc trong vòng ba tiếng đồng hồ.

Tại sân bay, ông Shahman không mua được thức ăn, bởi các nhà hàng nhỏ bên trong khu vực này được lệnh không được cung cấp thức ăn cho Shahman, nếu không họ sẽ đối mặt với việc bị đóng cửa. 

Tổ chức Atajurt đã kêu gọi khẩn cấp các cộng đồng quốc tế, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế và tất cả những ai hiểu về công lý hãy giúp đỡ Shahman khỏi bị dẫn độ về Trung Quốc.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khiển trách Trung Quốc: Là một sự xấu hổ lớn đối với nhân loại

Mới thứ Bảy tuần trước (9/2), chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra tuyên bố khiển trách mạnh mẽ chính phủ Trung Quốc về cái chết của nhạc sỹ nhà thơ nổi tiếng người Duy Ngô Nhĩ Abdurehim Heyit trong trại lao động ở Tân Cương. Mặc dù sau đó, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tiếng Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hành một video xuyên đêm, để chứng minh Abdurehim Heyit vẫn còn sống. Tuy nhiên, BBC nói rằng một số người Duy Ngô Nhĩ đã đặt câu hỏi về tính chân thực của video.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Hami Aksoy nói trong một tuyên bố: “Hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ tùy tiện, họ đã bị cực hình tra tấn và tẩy não chính trị trong ngục tù, đây đã không còn gì là bí mật”.

“Trong thế kỷ 21 lại lần nữa bắt người vào các trại tập trung và chính sách đồng hóa có hệ thống người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của chính quyền Trung Quốc là một sự nguyên nhân gây lớn tạọ ra sự xấu hổ đối với nhân loại”, Hami Aksoy cho biết thêm.

tân cươngNhạc sỹ và nhà thơ Abdurehim Heyit. (Ảnh: chụp màn hình Facebook Erkin Azat)

Bản tin của BBC dẫn lời Chủ tịch Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Hoa Kỳ, ông Nury Turkel, cho biết một số cảnh quay của video cho thấy ông Abdurehim Heyit là “đáng nghi ngờ”. Do những lợi thế kỹ thuật, chính phủ Trung Quốc có khả năng giả mạo video. “Với công nghệ ngày nay, bạn có thể tạo một video tự thuật. Điều đó không khó”, Nury Turkel nói.

RELATED ARTICLES

Tin mới