Sunday, December 22, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiện'Quyền lực mềm' của TQ đã thất bại?

‘Quyền lực mềm’ của TQ đã thất bại?

Theo Hãng tin Reuters, trong một văn bản định hướng hiện đại hóa giáo dục do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 23-2, giới lãnh đạo nước này tiếp tục khẳng định Viện Khổng Tử là “chính sách quan trọng” của chính phủ, nhưng hệ thống này cần sự điều chỉnh.

“Tối ưu hóa việc phân bổ Viện Khổng Tử trong khu vực, tăng cường khả năng công tác xây dựng và nâng cao chuẩn mực giáo dục của nó… Tăng cường hoạt động dạy tiếng Trung trên khắp thế giới” – Tân Hoa Xã dẫn lại nội dung văn bản. 

Truyền thông quốc tế nhận xét những định hướng chung chung như vậy tại Trung Quốc thường sẽ đi kèm các văn bản chính sách cụ thể hướng dẫn cách thực hiện trong vài tuần hoặc vài tháng sau.

Năm 2004, Trung Quốc thành lập các cơ quan thuộc chính phủ có nhiệm vụ “đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung tăng cao trên toàn cầu”. Viện Khổng Tử ra đời.

Nhưng các cơ sở giáo dục này vấp phải làn sóng chỉ trích, đặc biệt là ở Mỹ, Canada… rằng đây chỉ là công cụ tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Marco Rubio, công khai bày tỏ quan ngại về sự hiện diện của hơn 100 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ. Họ gọi chúng là công cụ truyền bá ảnh hưởng Trung Quốc trong hệ thống giáo dục đại học quốc tế.

Một số trường đại học Mỹ, trong đó có ĐH Pennsylvania, ĐH Chicago…đã cắt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi các giáo sư của họ than phiền rằng chương trình của nó toàn là nội dung tuyên truyền, ẩn dưới lớp vỏ bọc dạy ngôn ngữ và văn hóa. 

Đáng chú ý, văn bản vừa công bố có đề cập đến việc Trung Quốc sẽ trao thêm nhiều cơ hội giáo dục cho sinh viên các nước thuộc chương trình “Vành đai, con đường”, “tăng tốc đào tạo tài năng quốc tế và giúp họ kiếm được công việc tốt khi trở về nước”.

Năm ngoái, Trung Quốc mở ngôi trường mang tên “Con đường Tơ lụa” đầu tiên ở tỉnh Giang Tô. Khoảng 100 sinh viên quốc tế nhận được học bổng đào tạo tại trường này theo các chuyên ngành kinh tế, chính trị, luật và văn hóa.

Sinh viên các nước như Pakistan, Nepal… còn được trao học bổng ở nhiều trường đại học khác của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới