Trong các cuộc đàm phán Mỹ-Triều, Triều Tiên được tự tin, an toàn khi đàm phán trực tiếp với Mỹ là do Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng.
Theo các nhà phân tích, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ _ Triều lần 2, bên cạnh kỳ vọng đạt được những kết quả cụ thể, về khía cạnh khác cũng phải kiểm soát tốt mong muốn giữa hai bên. Vai trò của Trung Quốc ở đâu trong việc thúc đẩy thực hiện “lộ trình kép” trên bán đảo Triều Tiên?
Thiếu vắng Trung Quốc liệu có hòa bình trên bán đảo Triều Tiên?
Việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên đòi hỏi một thời gian rất dài, tiến trình đối thoại Mỹ-Triều cần phải duy trì liên tục để đưa ra những thỏa thuận.
Trong quá trình đối thoại thì vai trò của Trung Quốc rất quan trọng. Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cũng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ là một phần trong giải pháp dành cho tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Trước hết, với tư cách là láng giềng trực tiếp của Triều Tiên, một nước lớn trong khu vực, Trung Quốc có cùng mục tiêu trong vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đó là thiết lập một cơ chế hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo này. Đây là việc mà trong thời gian có một không hai này không thể từ bỏ hoặc trì hoãn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore, những vấn đề cốt lõi của đàm phán về cơ bản dựa trên tinh thần này. Trong các cuộc đàm phán Mỹ-Triều, vai trò của Trung Quốc là đem lại cảm giác an toàn cho Triều Tiên khi đàm phán trực tiếp với Mỹ.
Điều này sẽ giúp Triều Tiên khi gặp tình huống bất lợi và không dễ dàng có thể đưa ra quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán thì Trung Quốc là nước đứng sau họ.
Trung Quốc luôn khẳng định cần tôn trọng các mối quan tâm chính đáng về an ninh của Triều Tiên và khuyến khích các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên. Đây cũng chính là lí do vì sao nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong-un luôn đến thăm Trung Quốc trước khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra.
Ở cuộc gặp lần đầu tiên, Tổng thống Trump đã từng trì hoãn và cáo buộc Trung Quốc đã làm cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un “cứng rắn” hơn sau chuyến thăm Trung Quốc. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã đưa ra phản ứng mềm mỏng và cuối cùng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất đã được tổ chức thành công.
Vai trò của Trung Quốc trong các bước tiếp theo.
Qua các cuộc đàm phán, Triều Tiên và Mỹ đã tổ chức hội đàm thượng đỉnh nhưng hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong lộ trình cụ thể thực hiện phi hạt nhân hóa, xây dựng lòng tin và xây dựng thể chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Với tư cách là bên liên quan chủ yếu tới vấn đề này, việc Trung Quốc hành động như thế nào trong lộ trình này trở nên rất quan trọng này. Trong cục diện đối đầu Triều-Hàn, có một lỗ hổng mang tính cơ cấu trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trên bán đảo Triều Tiên nên luôn nghiêng ngả giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, xem xét từ đặc điểm phát triển, hai nước liên Triều đã hình thành quan hệ phụ thuộc mang tính bổ sung cho nhau, khả năng duy trì sự hợp tác trong thời gian dài là khá lớn. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho Trung Quốc lúc này là nên xác định lại tình hình bán đảo trong tình hình quan hệ Triều-Hàn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực.
Bên cạnh đó, trong cơ cấu chung giữa Mỹ-Triều-Hàn, Trung Quốc cần tìm ra một điểm tiếp xúc phù hợp, nâng cao địa vị phát ngôn.
Căn cứ vào lộ trình kép (phi hạt nhân hóa song song với sự phát triển quan hệ Triều-Hàn), Trung Quốc cần tích cực đóng vai trò người hòa giải trong tiến trình phi hạt nhân hóa. Hiện nay, giải quyết mâu thuẫn Trung-Mỹ và giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có mối liên hệ chặt chẽ.
Tuy nhiên, điều cần nêu rõ là việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và duy trì trật tự hạt nhân Đông Bắc Á không thể tách rời sự phối hợp giữa các nước lớn.
Theo đó, Trung Quốc nên tiếp tục hỗ trợ chiến lược cho Triều Tiên, cố gắng để Triều Tiên đàm phán với Mỹ một cách bình đẳng nhằm đảm bảo tính bền vững của cuộc đàm phán, cân bằng lợi ích của các bên, đảm bảo các bên có thể hưởng lợi.
Thực tế là, Trung Quốc là đối tác thương mại không thể thiếu, cung cấp viện trợ và ủng hộ Triều Tiên về mặt ngoại giao, giúp Bình Nhưỡng sống sót trước các lệnh trừng phạt.
Trung Quốc cũng cần khôi phục và duy trì quan hệ với Hàn Quốc bởi lẽ cả Trung Quốc và Hàn Quốc có sự đồng thuận khá lớn trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
So với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 2018 đến nay, sự kết nối giữa Trung Quốc và Hàn Quốc chưa được tích cực, thường xuyên như kết nối Hàn-Triều, Mỹ-Hàn và Trung-Triều.
Trong bối cảnh ngoại giao thượng đỉnh trở thành con đường quan trọng để hòa giải bán đảo, những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Trung-Hàn có thể trở thành biện pháp hiệu quả mở ra cục diện và thay đổi bầu không khí.
Sự phát triển bền vững của bán đảo Triều Tiên cần có một sự thúc đẩy kết nối chiến lược của 03 nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên.