Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga xé toạc bánh vẽ của Mỹ về vấn đề Triều Tiên

Nga xé toạc bánh vẽ của Mỹ về vấn đề Triều Tiên

Mỹ không thể một mình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế.

Nga nói thẳng

Theo Sputnik ngày 9/3, ông Oleg Morozov, thành viên Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang, một thành viên thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga nhận định:

Việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Triều Tiên trước năm 2021 là khó có thể xảy ra và để hoàn thành quá trình này cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế.

Ông Morozov nêu rõ: “Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào các đảm bảo được trao cho Triều Tiên. Những đảm bảo từ Mỹ sẽ không đủ. Cần có những đảm bảo từ quốc tế và chỉ như vậy mới có thể loại bỏ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”.

Theo ông, với phương án “chiến tranh chớp nhoáng kiểu Mỹ” hiện tại, chúng ta không thể tin tưởng vào một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề và việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhận định trên được đưa ra sau khi Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, Washington có thể phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vào trước năm 2021.

 Giới quan sát cho rằng, rõ ràng Mỹ không thể một mình giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cần có sự đảm bảo của cộng đồng quốc tế mà trong đó Nga sẽ đóng vai trò then chốt.

Người nắm giữ chìa khóa

Thực tế, trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận như hiện nay, Triều Tiên không có nhiều bạn. Nga là nước duy nhất công khai giúp đỡ Triều Tiên, bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ.

Không những thế, Nga đã nhiều lần lên án những áp lực mà Mỹ gây ra cho Triều Tiên và những đe dọa dùng vũ lực để xử lý cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên của Washington.

Mới đây, tàu viện trợ nhân đạo từ Nga chở 2.000 tấn lúa mì đã cập cảng Chongjin của Triều Tiên, Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên thăm và nói chuyện với thuyền trưởng và thủy thủ đoàn.

Theo cơ quan ngoại giao Nga, một nửa số hàng cứu trợ nhân đạo được chuyển tới Chongjin, trong khi phần còn lại sẽ được chuyển tới thành phố Hungnam.

Nga và Triều Tiên đang cố gắng cải thiện mối quan hệ kinh tế và thương mại bao gồm việc sử dụng nguồn lao động từ Triều Tiên trong các dự án phát triển tại vùng Viễn Đông của Nga, cũng như khả năng các công ty của Nga đầu tư vào khu công nghiệp chung Kaesong.

Cùng với Trung Quốc, Nga đang trở thành đối tác chiến lược của Triều Tiên trong nhiều vấn đề. Trong tương lai, vai trò của Nga trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là không thể thay thế.

Moscow hiểu điều này, và đó cũng là lý do khiến ông Oleg Morozov có thể tự tin tuyên bố, Mỹ không thể phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vào trước năm 2021.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc hồi đầu tháng tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam mà không đạt được thỏa thuận nào.

Sau hội nghị, Mỹ đã bất ngờ tiến hành tập trận với Hàn Quốc, trong khi đó tình báo Hàn Quốc cho biết, cơ quan này nghi ngờ Triều Tiên xây dựng lại cơ sở Tongchang-ri từng bị tháo dỡ một phần trước đây.

RELATED ARTICLES

Tin mới