Đảo Thị Tứ – thuộc quần đảo Trường Sa – đã bị quân Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các bãi cát và ngăn cản ngư dân của Philippines tiếp cận ngư trường ở đây.
Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, xếp thứ hai trong quần đảo về mặt diện tích. Nơi này là ngư trường lớn với nhiều tiềm năng. Ngoài ra, giới quan sát cho rằng hòn đảo này có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với tuyến hàng hải quốc tế.
Đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với khu vực này. Theo đó, mọi hoạt động xây dựng, cải tạo tại các cấu trúc thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mà là không được sự cho phép của Việt Nam đều phi pháp.
Mặc dù, Việt Nam có đủ bằng chứng để tuyên bố chủ quyền đầy đủ với đảo này, nhưng thời gian qua, Philippines chiếm đóng trái phép. Hiện nay, ngư dân Philippines nói rằng họ đang bị Trung Quốc đuổi khỏi ngư trường truyền thống của họ.
Các Quan chức Philippines trước đó cũng cho biết Trung Quốc điều các tàu hải quân và bảo vệ bờ biển tới bãi cát Sandy Cay nằm ngoài khơi đảo Thị Tứ trên Biển Đông từ 2017 để ngăn Philippines kiểm soát khu vực này.
Năm 2017, năm tàu Trung Quốc đã xuất hiện gần các bãi cạn ở phía tây đảo Thị Tứ. Trong số này gồm hai tàu hộ vệ, một tàu tuần duyên và hai tàu cá cỡ lớn.
Trung Quốc lâu nay vẫn thường xuyên cho tàu tiếp cận với đảo Thị Tứ, và đây là lần nước này chính thức dùng “quân dân” (lực lượng dân sự được trang bị vũ trang) kiểm soát các bãi cát xung quanh và cấm ngư dân tiếp cận đảo này.
Hành động phi pháp này của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Mỹ cam kết đảm bảo Biển Đông vẫn mở cho tất cả các kiểu lưu thông hàng hải và “Trung Quốc không đặt ra mối đe dọa” về việc đóng các tuyến đường biển đang tranh chấp.
Ông Pompeo đã trấn an Philippines trong chuyến thăm Manila rằng Mỹ sẽ bảo vệ các lực lượng, máy bay hoặc tàu của Philippines trong trường hợp đảo quốc này bị tấn công vũ trang ở khu vực Biển Đông.
Phát biểu của ông Pompeo đánh dấu lần đầu tiên một quan chức Mỹ công khai tuyên bố ý định của Washington trong việc phòng thủ bảo vệ đồng minh tại Biển Đông.
Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông, khu vực có lợi nhuận hàng hải đến khoảng 5.000 tỉ USD mỗi năm.
Bắc Kinh cho đến nay đã chiếm đóng trái phép nhiều thực thể tại Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam. Nước này còn tiến hành xây dựng sân bay và các hệ thống hạ tầng, quân sự hóa các “đảo nhân tạo” do nước này bồi lấp.
Tuy nhiên, gần đây ông Rodrigo Duterte, tổng thống Philippines thừa nhận Manila không đủ năng lực chống lại Trung Quốc nếu xảy ra chiến tranh bởi Bắc Kinh là một nước “giàu” và có “rất nhiều vũ khí chất lượng tốt”.
Ông lại còn nói, chiến tranh chống Trung Quốc chẳng khác nào tàn sát binh lính của Manila. “Nếu chúng ta chiến đấu chống Trung Quốc, ta sẽ mất hết binh lính ngay khi họ ra chiến trường. Đó sẽ là một cuộc thảm sát. Chúng ta không có khả năng đấu với họ”
Về vấn đề Biển Đông, dù thừa nhận Trung Quốc là nước bành trướng nhất tại khu vực, tổng thống Philippines khẳng định sẽ bảo vệ đất nước “khỏi những kẻ muốn chiếm đất”.
Philippines cũng là một bên có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông. Dù thắng kiện tại phiên tòa quốc tế về vấn đề này, ông Duterte vẫn chọn theo đuổi con đường đối thoại song phương với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Ngày 4/3, nhiều người Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc các tàu Trung Quốc ngăn ngư dân Philippines vào ngư trường đảo Thị Tứ.
Tuy nhiên đây cũng chỉ là phản ứng yếu ớt từ người phía người dân Philippines. Mọi việc vẫn phải trông vào đồng minh Mỹ.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Manila năm ngoái, hai bên đã cam kết giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và không dùng vũ lực.
Tuy nhiên, nhiều tiếng nói tại Philippines đã chỉ trích ông Duterte không đủ cương quyết phản đối Bắc Kinh tăng cường quân sự tại khu vực tranh chấp.
Chiếm của người khác, không giữ được, lại bị kẻ khác chiếm mất không biết ông Duterte nghĩ gì?