Friday, April 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐức chống lệnh Mỹ, mở ‘sinh lộ’ cho Huawei TQ

Đức chống lệnh Mỹ, mở ‘sinh lộ’ cho Huawei TQ

Đức công bố hướng dẫn mới về an ninh viễn thông, tạo cơ hội cho tập đoàn Hoa Vĩ của Trung Quốc, nhưng có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-EU.

Ngày 07/03, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier trong buổi xuất hiện trên truyền hình cho biết, Đức không muốn loại bỏ công ty Hoa Vĩ của Trung Quốc ra khỏi cuộc đua xây dựng mạng lưới 5G ở Đức, nhưng sẽ đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn an ninh cao hơn đối với những nhà cung cấp thiết bị lắp đặt hệ thống 5G.

Hoa Vĩ vẫn còn cơ hội triển khai, xây dựng hệ thống 5G tại Đức

Trong buổi thảo luận giữa ông Peter Altmaier với các chuyên gia kinh tế và chính trị của Đức trên truyền hình ngày 07/03 với chủ đề chiến tranh thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc, châu Âu và việc châu Âu làm thế nào để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc…

Khi được hỏi về việc liệu Chính phủ Đức có cấm Hoa Vĩ tham gia đấu thầu 5G trong thời gian tới, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier bày tỏ: “Chúng tôi không hy vọng sẽ loại bỏ bất kì công ty nào ra khỏi cuộc cạnh tranh cung cấp thiết bị 5G tại Đức”; đồng thời ông cũng cho biết thêm, Chính phủ Đức sẽ sửa đổi luật pháp nhằm đảm bảo rằng, mỗi một sản phẩm công nghệ được lắp đặt, bất kể có nguồn gốc từ Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc đều phải đảm bảo vấn đề an toàn, không vi phạm những quy định về bảo vệ số liệu của Đức.

 Ngày 07/03, Cục quản lý mạng liên bang Đức (BNetzA) cũng đã công bố hướng dẫn mới về an ninh viễn thông đối với các nhà cung cấp thiết bị điển tử viễn thông. Hướng dẫn này được xây dựng dưới sự giúp đỡ của Cục an ninh mạng Liên bang Đức (BSI), yêu cầu mới về an ninh được công bố trong bối cảnh Chính phủ Đức sắp tiến hành đấu giá dải tần số cho mạng 5G.

Hướng dẫn không đề cập đến riêng Hoa Vĩ, mà chỉ đưa ra yêu cầu các thiết bị điện tử phải được mua “từ các nhà cung ứng tin cậy”. Cụ thể, nhà cung ứng cần phải tuân thủ những quy định pháp luật về bảo vệ số liệu, quy định pháp luật về an ninh an toàn quốc gia và quy định bảo mật thông tin. Đồng thời, BnetzA cho rằng, mạng viễn thông nên sử dụng các thiết bị của những nhà chế tạo khác nhau, tránh phụ thuộc vào riêng một nhà cung ứng.

Nội dung hướng dẫn mới về an ninh viễn thông còn quy định, các bộ phận, thiết bị viễn thông đặc biệt quan trọng phải được sự kiểm tra của phòng thực nghiệm thuộc BSI phê chuẩn và có chứng nhận; kiểm tra nghiệm thu đủ tiêu chuẩn khi bàn giao mới được đưa vào lắp đặt. Ngoài ra, các thiết bị này còn phải được kiểm tra an ninh an toàn định kỳ.

Đại diện BnetzA cho biết, hướng dẫn mới về an ninh viễn thông áp dụng với tất cả các nhà kinh doanh lẫn cung ứng thiết bị công nghệ viễn thông, cũng như tất cả các nhà mạng.

Động thái của Đức đi ngược lại với ý định của Mỹ 

Sau khi lệnh cấm Hoa Vĩ được “lan truyền” vài tháng ở châu Âu, phía Đức đã chính thức tuyên bố sẽ không loại bỏ Hoa Vĩ, điều này đã giáng một đòn mạnh vào những toan tính của Mỹ trong việc ngăn chặn đồng minh lựa chọn mua các sản phẩm của tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc.

Truyền thông Anh bình luận, Mỹ đang cố gắng thuyết phục đồng minh không để Hoa Vĩ của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng lưới di động thế hệ mới (5G). Trong khi đó, hướng dẫn mới mà Đức công bố không xác định rõ ràng là cấm Hoa Vĩ. Trước đó, các quan chức tình báo Anh cũng khẳng định, cơ quan an ninh mạng của Anh có thể quản lý và khống chế mọi “nguy hiểm” từ 5G của Hoa Vĩ.

Xung quanh việc có nên đứng về phía Mỹ, lợi dụng việc tố cáo gián điệp và an ninh quốc gia để cấm Hoa Vĩ tham gia xây dựng mạng 5G hay không, Chính phủ Đức đã tiến hành tranh luận về vấn đề này và cuối cùng đưa ra giải pháp cân bằng. Đại diện BSI Arne Schonbohm cho biết, giữa Đức và Trung Quốc sẽ đạt được một “thỏa thuận không gián điệp”, điều này sẽ có lợi trong việc xoa dịu lo ngại giữa các bên đối với vấn đề sử dụng thiết bị Hoa Vĩ cho mạng 5G.

Về những lo ngại Mỹ sẽ “trả đũa” châu Âu liên quan đến Hoa Vĩ, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết, châu Âu không hy vọng một cuộc chiến thương mại với Mỹ, nhưng đồng thời cũng chuẩn bị các phương án để bảo vệ lợi ích của mình nếu điều đó xảy ra và sẵn sàng các biện pháp đáp trả nếu Mỹ đơn phương quyết định áp đặt mức thuế cao đối với hàng hóa của châu Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới