Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaQuá trình hiện đại hóa quốc phòng của Nhật Bản hiện nay...

Quá trình hiện đại hóa quốc phòng của Nhật Bản hiện nay và phản ứng của TQ

Trong một vài năm gần đây, cùng với đó là quá trình hiện đại hóa quốc phòng, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc hôm 12/3 vừa qua cho rằng sự phát triển quân sự của Nhật Bản đã vượt quá nhu cầu của một nước chỉ duy trì lực lượng quân sự ở mức có khả năng phòng vệ theo quy định của Hiến pháp và đảo lộn trật tự thế giới.

Nhật Bản đang có bước phát triển về quân sự nhằm đối phó với TQ. Nguồn: Kyodo/AFP

Quá trình phát triển quốc phòng của Nhật Bản

Sau một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập. Tuy nhiên theo Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì. Mặc dù Hiến pháp Nhật Bản nói rằng “lực lượng hải, lục, không quân, cũng như tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì”, song Tự vệ đội, hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập ngay sau khi Mỹ kết thúc chiếm đóng Nhật Bản. Tự vệ đội là một trong những lực lượng vũ trang được trang bị công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và chi phí quân sự của Nhật Bản đứng vào hàng cao nhất thứ bảy trên thế giới. Mặc dù Hiệp ước Hợp tác và An ninh lẫn nhau, ký kết vào năm 1960, cho phép sự hiện diện liên tục của các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản, hầu hết trong số đó đóng trên đảo Okinawa, mặc dù không có thỏa thuận chính thức nào cả buộc Nhật Bản phải chính thức dựa vào Mỹ, Liên Hợp quốc, hoặc bất kỳ thế lực nào khác để bảo vệ đất nước mình.

Hậu quả từ sự Chiếm đóng của Mỹ, cùng những nỗ lực của chính quyền Nhật Bản, đặc biệt là sự thúc đẩy của Mỹ, để sửa đổi Hiến pháp và tái vũ trang. Điều này đã được ngăn chặn bằng sự chống đối lại hành động này của một số nước từng bị quân đội Nhật xâm chiếm, và những tổ chức, đoàn thể chống chiến tranh nói chung, cùng với thái độ và những yếu tố quan trọng của chương trình nghị sự ttrong nội các chính phủ Nhật Bản. Năm 1967, Thủ tướng Eisaku Sato đưa ra ba nguyên tắc phi hạt nhân mà theo đó Nhật Bản sẽ chống lại việc sản xuất, hoặc sở hữu vũ khí hạt nhân. ý tưởng tương tự cũng được thể hiện nhiều năm sau đó chống lại việc sản xuất và xuất khẩu vũ khí quy ước. Nghị viện Nhật Bản hiện đang cân nhắc việc sửa đổi Hiến pháp sẽ bãi bỏ Điều 9, và cho phép Nhật Bản một lần nữa có khả năng tái vũ trang quân sự.

Trong lúc này, Nhật Bản đã triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản để hỗ trợ trong một số nhiệm vụ không chiến đấu, đặc biệt là những người có liên quan đến viện trợ nhân đạo, chẳng hạn như giúp đỡ các nạn nhân của trận động đất Kobe năm 1995, cung cấp hỗ trợ hành chính cho Lực lượng Lâm thời Liên hợp quốc ở Liban , Tiểu đoàn Na Uy trong những năm 1990 và giúp tái thiết lại Iraq. Một số quan chức Nhật Bản mong muốn có quân đội riêng của họ vì sợ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thù địch của Bắc Triều Tiên. Họ tuyên bố rằng Mỹ đã không đủ sức mạnh và thẩm quyền giải quyết các vấn đề này, và do đó Nhật Bản phải tự xây dựng lực lượng riêng để bảo vệ chính mình trước những hiểm họa xung quanh.

Năm 2004, Tổng thư ký Liên Hợp quốcKofi Annan đã công bố một kế hoạch mở rộng số ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và Nhật Bản tìm cách đạt được một trong những vị trí này. bất chấp sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản, một số cuộc tranh luận có hay không về một đất nước không có quân đội thường trực có thể được coi là một “cường quốc thế giới” mà cần phải có một ghế thường trực trong Hội đồng. tranh chấp lãnh thổ gần đây với các nước láng giềng như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, và Nga ở các quần đảo như Senkaku, Liancourt Rocks, và quần đảo Kuril, cũng như lời buộc tội về sự minh oan của Nhật Bản về vụ sách giáo khoa lịch sử gây tranh cãi khác nhau cũng làm quá trình này ngày càng thêm phức tạp.

Năm 2019, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch ngân sách kỷ lục cho năm tài khóa, với mức chi tiêu quốc phòng tăng cao chưa từng có tiền lệ, lên đến 45,93 tỷ USD, tăng năm thứ sáu liên tiếp dưới thời chính quyền Thủ tướng Abe. Theo kế hoạch, số ngân sách này được dùng để mua sắm trang thiết bị quân sự hiện đại, gồm chiến đấu cơ F-35A, V-22 Ospreys, hệ thống tên lửa đánh chặn thế hệ mới SM- 3 Block 2A do Nhật Bản và Mỹ hợp tác sản xuất, tên lửa tàng hình JSM do Na Uy sản xuất với tầm bắn khoảng 500km. Giới chức quốc phòng cho biết Nhật Bản cũng quyết định triển khai 2 hệ thống phòng thủ tên lửa mặt đất Aegis do Mỹ sản xuất, với giá khoảng 885 triệu USD mỗi hệ thống.

Sự tham gia của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông

Trong một vài năm gần đây, Nhật Bản liên tục thể hiện quan điểm kiên quyết, nhất quán về vấn đề Biển Đông, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh việc triển khai hoạt động trên Biển Đông.Quan điểm và mục tiêu xuyên suốt của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông là duy trì hòa bình, đảm bảo an ninh và tự do hàng hải quốc tế, trên nguyên tắc mọi bất đồng tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế bằng các biện pháp hòa bình. gày 12/7/2016, sau khi Tòa án trọng tài thường trực quốc tế (PCA) ra phán quyết về vụ kiện giữa Philíppin và Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý; các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này. Ngoại trưởng Kishida nêu rõ Nhật Bản kiên định ủng hộ việc tôn trọng quy định luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp trên biển. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Vương Nghị bên lề Hội nghị AMM 49, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã hối thúc Bắc Kinh chấp nhận và tuân thủ phán quyết của PCA, đồng thời bày tỏ quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông hiện nay, hy vọng Trung Quốc sẽ tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng tại vùng biển tranh chấp. Sách Trắng quốc phòng Nhật Bản năm 2016 đã nêu rõ các hoạt động hiện tại của Trung Quốc tại Biển Đông là bá quyền, đơn phương, hướng tới việc đặt các nước vào việc đã rồi trên vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Nhật Bản đã kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Trong những chuyến thăm đến các nước ASEAN, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đều đưa vấn đề tự do hàng hải, hàng không cũng như tình hình an ninh Biển Đông ra thảo luận. Chủ đề về Biển Đông luôn giữ vị trí cao trong quan hệ của Nhật Bản với một số nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với Trung Quốc như Philippines, Việt Nam, Inđonesia… Nhật Bản cũng tích cực hỗ trợ một số nước ASEAN bảo vệ quyền lợi, nâng cao năng lực phòng thủ trên biển: Một mặt, Nhật Bản hỗ trợ trang bị cho các nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam, Philíppin nhằm tăng cường khả năng cảnh báo trên biển và củng cố lực lượng tiền duyên của các nước này để đối phó với Trung Quốc. Trong Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á – Đối thoại Shangri La (2014), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố cần phải chi viện trên thực tế để Việt Nam, Philíppin và Malaixia tăng cường năng lực quân sự trên biển. Nhằm nâng cao khả năng phòng thủ biển của các nước ASEAN, Nhật Bản đã kết hợp các khoản hỗ trợ như viện trợ phát triển chính thức (ODA), đào tạo nâng cao khả năng do Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức, hợp tác về trang bị phòng thủ, để trợ giúp các nước này. Mặt khác, Nhật Bản thông qua các hình thức huấn luyện, diễn tập quân sự chung với các nước ASEAN để nâng cao khả năng quân sự của các nước này và giúp cho quân đội Nhật Bản thông thạo tình hình thực tế trong khu vực Biển Đông, nhằm thử nghiệm cho việc tuần tra, giám sát của Nhật Bản tại khu vực biển này. Trong tháng 5-6/2015, tàu chiến của Nhật Bản và Philippines nhiều lần tiến hành diễn tập chung tại vùng biển của Philippines. Tháng 8 năm 2015, Nhật Bản, Mỹ và Philippines tiến hành diễn tập cứu trợ nhân đạo tại vịnh Subic. Đối với Việt Nam, tháng 5/2015, đã có hai máy bay tuần tra trên biển P-3C của Nhật Bản lần đầu đến Đà Nẵng; tháng 11/2015, Việt Nam và Nhật Bản đã đạt được nhận thức chung về việc tàu chiến của Nhật Bản có thể cập cảng Cam Ranh.

Mối quan hệ Nhật Bản – TQ và phản ứng của TQ

Nhật Bản đang tăng cường mở rộng sự hiện diện và củng cố quan hệ quốc phòng. Thông qua các sáng kiến mới như Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (gọi tắt là JMDF), tới thăm các quốc gia thành viên ASEAN hoặc tham gia các cuộc tập trận song phương và đa phương. Tháng 3/2016, một tàu của JMDF đã cập cảng Malaixia để tham gia những đợt tập trận huấn luyện thân thiện với lực lượng hải quân Malaysia. Tháng 4/2016, tàu ngầm Oyashio cùng tàu khu trục Ariake và Setogiri đã cập cảng tại Vịnh Subic của Philíppin trong chuyến thăm đầu tiên kể từ năm 2002. Tiếp đó, Ariake và Setogiri cũng lần đầu tiên tới Vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, tàu khu trục cỡ lớn Ise lần đầu tiên vượt qua Biển Đông, tham gia hoạt động cùng các hạm đội quốc tế và tập trận đa phương ở Inđonesia. Ngày 13/7/2016, cuộc tập trận chung giữa Cảnh sát biển Nhật Bản (viết tắt là JCG) và Cảnh sát biển của Philippines (PCG) đã diễn ra ngoài khơi vịnh Manila, đúng một ngày sau khi PCA công bố phán quyết trong vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc. Dù quan điểm của hai nước về cuộc tập trận là không nhằm vào Trung Quốc, nhưng thời điểm của nó cho thấy rõ ràng đây là một phản ứng có liên quan đến sự việc trên. Bên cạnh đó, JMDF cũng đã tham gia tập trận cùng Mỹ và Australia (2/2016) ở vùng biển của Singapore và tháng 4/2016 ở vùng biển lân cận của Inđonesia.

Nhật Bản tìm cách giành thế chủ động trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lực, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới.

Phản ứng với việc Nhật chính thức mua tên lửa JSM, hãng Tân Hoa xã hôm 12/3/2019 đã bày tỏ những quan ngại rằng những bước đi của Nhật Bản sẽ trái ngược với Hiến pháp hòa bình và làm đảo lộn trật tự thế giới thời hậu chiến. Ngoài ra, thông tấn Trung Quốc bày tỏ quan ngại đặc biệt với việc Nhật Bản nâng cấp tàu khu trục Izumo thành tàu sân bay, nâng cao đáng kể năng lực tấn công của nước này. Hãng tin Trung Quốc dẫn lời giới quan sát cho rằng khoản ngân sách khổng lồ cũng như việc gia tăng số lượng vũ khí hiện đại nhất đã vượt quá nhu cầu của một nước chỉ duy trì lực lượng quân sự ở mức có khả năng phòng vệ theo quy định của Hiến pháp và đảo lộn trật tự thế giới. Hồi tháng 11/2018, Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ “sự bất mãn sâu sắc” với nội dung báo cáo quốc phòng mới đây của Nhật Bản 2018, theo đó Tokyo lo ngại Bắc Kinh tăng cường hoạt động hải quân tại những vùng biển xung quanh Nhật Bản. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cáo buộc Nhật Bản “cố tình phóng đại mối đe dọa Trung Quốc” vì “những động cơ bí mật nào đó”.

RELATED ARTICLES

Tin mới