Khi đó, Mỹ sẽ phản ứng thế nào và đáp trả thế nào? Đó là câu hỏi có lẽ nhiều người từng đặt ra.
Tàu sân bay lớp Nimitz
Một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào con tàu to lớn có thể ngay lập tức mang lại hiệu quả, nhưng chắc chắn sẽ tác động mạnh đến giới tinh hoa và cả công chúng Mỹ và có thể nhanh chóng dẫn đến việc đánh báo thù.
Nếu cuộc tấn công xảy ra sau một loạt các vụ xung đột nhỏ và dần trở thành một cuộc khủng hoảng, tình thế có vẻ ít gây sốc hơn, nhưng vẫn khiến quân Mỹ đáp trả mạnh mẽ.
Các nhà lý thuyết quân sự đã nhiều lần cho rằng, các quốc gia thường chọn mức độ leo thang quân sự rất cẩn trọng. Hầu hết các cuộc chiến là xung đột có giới hạn. Khi đó, các tướng lĩnh, chính trị gia đều hiểu tác động chính trị khi lựa chọn mục tiêu tấn công.
Khi chính trị gia muốn giữ cuộc chiến ở một mức độ giới hạn, sẽ có một số mục tiêu bị loại ra, ngay cả khi mục tiêu đó bị tấn công sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho bên tiến hành chiến tranh, theo ý kiến của giáo sư thỉnh giảng Robert Farley của Trường Lục quân Mỹ.
Viết trên National Interest, học giả này cho rằng Mỹ từ lâu đã có nhận thức rằng một số thiết bị chiến tranh đắt giá và hiệu quả nhất của họ là những thứ “không thể đụng vào”. Liên Xô trong nhiều năm đã cố gắng phát triển các vũ khí chống tàu sân bay và chiến thuật chống loại tàu này và nay đến lượt Trung Quốc theo đuổi.
Nhưng các tàu sân bay có tầm quan trọng về mặt biểu tượng rất lớn, cả trong nhận thức của “thiên hạ” cũng như trong suy nghĩ của người Mỹ. Kể từ sau Thế chiến II, chưa có nước nào thực hiện một cuộc tấn công nhằm vào tàu sân bay Mỹ.
Ra lệnh tấn công tàu sân bay Mỹ rõ ràng là một quyết định chính trị rất quan trọng. Có lẽ giới chức chính trị và quân sự các nước khác ưu thích hơn việc đơn giản là phá hỏng tàu sân bay Mỹ, gửi thông điệp tới người Mỹ rằng họ cũng dễ bị tổn thương, nhưng sẽ tránh gây thương vong lớn đối với quân nhân Mỹ.
Tuy nhiên, theo giáo sư Farley, sẽ khó mà đảm bảo giới hạn về cuộc đụng độ mà một bên đặt ra không bị phá vỡ, hoặc khó mà đảm bảo sẽ gây hư hại tàu sân bay ở mức độ “vừa đủ để đạt mục đích”. Với các loại vũ khí hiện nay, tàu sân bay cũng có thể “vô tình” bị đánh chìm.
Tàu USS Nimitz mang theo gần 6000 quân nhân Mỹ, là cỗ máy ngốn ngân sách khủng khiếp. Nhưng tấn công tàu là một việc đầy rủi ro cho bên thực hiện. Một tàu sân bay bị đánh chìm có thể lấy đi sinh mạng của số quân nhân ngang bằng số người Mỹ chết trong cả cuộc chiến Iraq, mà chỉ trong vài phút.
Vậy mới nói, việc Mỹ đáp trả ra sao còn phụ thuộc vào tính hiệu quả của đòn tấn công. Nhưng cuộc tấn công đó có thể ngay lập tức tạo ra nhiều hiệu ứng.
Một quả tên lửa hoặc đánh chìm tàu hoặc phá hủy sàn tàu khiến tàu không còn hoạt động được nữa, sẽ tác động mạnh đến hoạt động quân sự của Mỹ.
Thứ nhất là loại con tàu ra khỏi vòng chiến, thứ hai là ngăn cản người Mỹ triển khai các tàu sân bay khác tới khu vực. Bởi quân đội Mỹ trong mọi thời điểm chỉ có thể triển khai một số lượng nhất định tàu sân bay.
Trong một cuộc khủng hoảng, hải quân Mỹ có thể quay vòng tàu sân bay, nhưng hạ đo ván một tàu tức là đã làm giảm 10% năng lực không kích của hải quân Mỹ.
Nhưng hậu quả sau đó sẽ vô cùng lớn. Bởi đánh chìm một tàu sân bay là cách dễ dàng nhất biến một cuộc chiến giới hạn thành cuộc chiến tổng lực, và sẽ rất ít nước tính đến việc này.