Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnMột “bước tiến” của TQ trong việc độc chiếm Biển Đông

Một “bước tiến” của TQ trong việc độc chiếm Biển Đông

Mới đây Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã công bố các cấu trúc trọng tải nhẹ, cảm ứng từ xa. Tài liệu công bố cũng cho thấy các cấu trúc này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự trên Biển Đông, hỗ trợ bảo vệ bồi đắp, tôn tạo đảo và giám sát các khu vực đang có tranh chấp.

Cụ thể, tại Triển lãm Hải dương và Không gian Quốc tế Langkawi 2019, một cuộc triển lãm lớn về quốc phòng khu vực do Malaysia tổ chức, Tập đoàn Công nghệ Điện Trung Quốc – một tập đoàn nhà nước chuyên về các sản phẩm quốc phòng và an ninh công nghệ cao, đặc biệt là thiết bị cảm ứng, thông tin liên lạc và các giải pháp nối mạng, chế tạo – đã công bố công trình khoa học này.

Theo tài liệu công bố, cấu trúc này có hai phiên bản: một là, đài thông tin nổi tích hợp; hai là, một hệ thống thông tin tích hợp lớn hơn để đặt lên trên đảo hay bãi san hô. Cả hai phiên bản này đều có thể hoạt động như những điểm nút trong hệ thống cảm ứng cung cấp các dịch vụ thông tin, do thám và giúp nắm được tình huống đa phương hướng. Đặc biệt là, những năng lực này có thể được áp dụng trong việc bồi đắp và bảo vệ đảo và trong nghiên cứu hải dương, cùng với các dịch vụ công trên biển.

Cấu trúc trọng tải nhẹ, cảm ứng từ xa không chỉ có khả năng giám sát môi trường, theo dõi thời tiết, cảnh báo sớm sóng thần, mà còn có khà năng giúp “theo dõi liên tục một mục tiêu ngoài khơi” và có thể đóng vai trò quan trọng việc “xây dựng trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, bảo vệ các đảo và bãi san hô, giám sát các vùng biển mục tiêu”.

Chắc không phải ngẫu nhiên mà Bộ Quốc Phòng Trung Quốc dám công khai công bố những bí mật này. Bởi lâu nay Bắc Kinh luôn tuyên bố xanh rờn rằng, họ không thừa nhận công năng kép dân sự-quân sự của các công trình Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Theo đó, những cấu trúc quân sự mà họ công khai lắp đặt như boong-ke và các thiết bị cảm ứng tầm xa càng không thể được phép hoạt động ở khu vực biển nóng này.

Gần bốn năm trước, vào năm 2015, Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan tin, các căn cứ này được xây dựng ở quần đảo Trường Sa chủ yếu là để hỗ trợ hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và các nhu cầu an toàn dân sự khác. Đối với các công trình quân sự phòng vệ tối thiểu sẽ tiến hành khi có đủ điều kiện.

Không lâu sau đó, khi việc xây cất trên các hòn đảo này đã gần hoàn thành, truyền thông Trung Quốc công khai đưa tin, các ngọn hải đăng được xây dựng là cam kết của nước này trong việc duy trì an toàn hàng hải quốc tế trên Biển Đông. Lập luận này là cực kỳ vô lý, thậm chí ngay trước khi các đường băng lớn, các hải cảng, boong-ke, và hệ thống cảm ứng vốn chiếm gần hết các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa đã thành hình rõ ràng do các hòn đảo này nằm cách khá xa các tuyến đường hàng hải chính trên Biển Đông mà đa số các tàu bè qua lại không thể nào đi lại đủ gần để trông thấy các ngọn hải đăng này.

Tới nay, các cấu trúc cảm ứng có thể di chuyển và lắp đặt được này có thể là phần bổ sung quan trọng cho hệ thống cảm ứng tầm xa mà Trung Quốc đã xây dựng trên các căn cứ chủ yếu ở Trường Sa. Những hệ thống cảm ứng này có lẽ đã bỏ qua tính chính xác và độ tin cậy để đổi lấy khả năng vươn tới tầm xa. Hệ thống này ít có tác dụng ở gần các đảo và bãi san hô, nơi Trung Quốc muốn giám sát sự hiện diện của các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực.

Ông Peter Dutton thuộc Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, ngay cả lực lượng tuần dương và các đội tàu dân quân trên biển lớn như thế của Trung Quốc cũng là quá nhỏ để tuần tra Biển Đông một cách có hiệu quả. Ngay cả ước tính lạc quan nhất cũng cho rằng Trung Quốc chỉ có một tàu trên mỗi diện tích vùng biển rộng 2.700 dặm vuông mà họ tuyên bố có chủ quyền.

Muốn cho những đội tàu phát huy khả năng tối đa thì những đài cảm ứng này có thể cung cấp một bức tranh chính xác về nơi các ngư dân và các tàu chấp pháp trong khu vực tập trung. Có như vậy Bắc Kinh mới sử dụng được những thông tin thu thập để báo hiệu cho các tàu tuần duyên và “dân quân biển” trá hình của họ. Từ đó họ rảnh tay thực hiện việc “bảo vệ chủ quyền” trước những “kẻ xâm phạm” mà không cần phí nguồn lực tuần tra những vùng biển không có ai.

Kinh nghiệm từ thượng cổ của cha ông “đả thảo kinh xà” (đập cỏ cho rắn sợ) vẫn được giới cầm quyền Trung Nam Hải vận dụng triệt để.

RELATED ARTICLES

Tin mới