Friday, April 26, 2024
Trang chủBiển nóngPhilippines đang trả giá vì chính sách thất thường ở Biển Đông...

Philippines đang trả giá vì chính sách thất thường ở Biển Đông của Duterte

Philippines đang phải trả giá cho chính sách không có lập trường bền vững của Tổng thống Rodrigo Duterte ở Biển Đông, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 6/4 của ông Panos Mourdoukoutas, Giáo sư, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Long Island University Post, New York, Mỹ.

Ngày 4/4 vừa qua, ông Duterte lại lớn tiếng yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi đảo Thị Tứ, hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nhưng thuộc kiểm soát của Philippines suốt nhiều năm, trước khi Trung Quốc cử hàng trăm tàu thuyền tới hiện diện.

Quay ngược thời gian về tháng 4/2018, Tổng thống Duterte đã quay lưng với quyết định trước đó của ông về việc treo cờ Philippines tại các đảo tranh chấp, theo lời khuyên “thân thiện” của Bắc Kinh.

Hai năm trước đó, sau khi bị Mỹ chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan đến cuộc đàn áp ma túy đẫm máu tại Philippines, ông Duterte tuyên bố “chia tay” đồng minh lâu năm Washington và chuyển hướng hợp tác sang Bắc Kinh, chỉ vài tháng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2016. Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 10 cùng năm, ông Duterte tuyên bố phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông – một chiến thắng theo đơn kiện của Philippines – chỉ là một “mảnh giấy“.

Giáo sư Panos bình luận rằng giờ đây Philippines đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách thất thường của ông Duterte.

Thông qua sự thay đổi chính sách liên tục của chính quyền Duterte, có thể thấy vấn đề là Manila không có chính sách rõ ràng và nhất quán để đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, ông Panos nhận xét. Tại sao? Có lẽ vì sợ chiến tranh hoặc sự hấp dẫn từ số tiền Trung Quốc dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Philippines đang phải trả giá cho chính sách không có lập trường bền vững của Tổng thống Rodrigo Duterte ở Biển Đông, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 6/4 của ông Panos Mourdoukoutas, Giáo sư, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Long Island University Post, New York, Mỹ.

Ngày 4/4 vừa qua, ông Duterte lại lớn tiếng yêu cầu các tàu Trung Quốc rời khỏi đảo Thị Tứ, hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền nhưng thuộc kiểm soát của Philippines suốt nhiều năm, trước khi Trung Quốc cử hàng trăm tàu thuyền tới hiện diện.

Quay ngược thời gian về tháng 4/2018, Tổng thống Duterte đã quay lưng với quyết định trước đó của ông về việc treo cờ Philippines tại các đảo tranh chấp, theo lời khuyên “thân thiện” của Bắc Kinh.

Hai năm trước đó, sau khi bị Mỹ chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan đến cuộc đàn áp ma túy đẫm máu tại Philippines, ông Duterte tuyên bố “chia tay” đồng minh lâu năm Washington và chuyển hướng hợp tác sang Bắc Kinh, chỉ vài tháng kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 6/2016. Trong chuyến công du Trung Quốc vào tháng 10 cùng năm, ông Duterte tuyên bố phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông – một chiến thắng theo đơn kiện của Philippines – chỉ là một “mảnh giấy“.

Giáo sư Panos bình luận rằng giờ đây Philippines đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách thất thường của ông Duterte.

Thông qua sự thay đổi chính sách liên tục của chính quyền Duterte, có thể thấy vấn đề là Manila không có chính sách rõ ràng và nhất quán để đối phó với sự xâm lược của Trung Quốc, ông Panos nhận xét. Tại sao? Có lẽ vì sợ chiến tranh hoặc sự hấp dẫn từ số tiền Trung Quốc dự kiến sẽ tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của ông.

Rõ ràng, Bắc Kinh đã đưa ra vài lời hứa với Manila, ví dụ lời hứa về việc tài trợ tài chính cho ông Duterte “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng”, cũng như lời hứa về hòa bình và hợp tác vì thịnh vượng.

Thay vào đó, Philippines đang bắt đầu trả giá cho những chính sách thay đổi xoành xoạch của Tổng thống Duterte, giáo sư Panos nhận xét. Ví dụ, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu đến kiểm soát đảo Thị Tứ, mà Philippines gọi là đảo Pag-asa, và điều đó đặt ra mối đe dọa xung đột giữa hai nước.

Động thái gần đây của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau khi Washington quả quyết với Manila rằng, họ sẽ bảo vệ Philippines nếu Philippines bị tấn công ở Biển Đông, căn cứ theo thỏa thuận đồng minh giữa hai nước.

Media player poster frame
 
Thắng lợi ban đầu của Tổng thống Trump trước Trung Quốc trên Biển Đông
 Giờ đây, Tổng thống Duterte đang đe dọa sẽ đưa quân đội của mình với “sứ mệnh tự sát” nếu Bắc Kinh không “rút khỏi” hòn đảo do Manila chiếm đóng ở Biển Đông.

Giáo sư Panos đặt vấn đề, liệu đây có phải là một chính sách thất thường khác của ông Duterte? Thật khó nói, giáo sư Mỹ bình luận. Trong khi đó, Philippines đang bắt đầu thấm thía mặt trái của dòng tiền Trung Quốc đổ vào nước này: Lượng lớn công nhân Trung Quốc xuất hiện ở Philippines, mối lo ngại về bẫy nợ mà Bắc Kinh đặt ra, có khả năng biến Philippines trở thành một Sri Lanka thứ hai.

Sri Lanka đã vướng vào bẫy nợ của Trung Quốc, buộc phải nhượng quyền kiểm soát một cảng biển lớn của nước này cho Bắc Kinh trong thời hạn 99 năm, kể từ năm 2017.

RELATED ARTICLES

Tin mới