Trong suốt mấy chục năm qua, Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền đối với các đảo, rạn san hô và bãi cạn ở Biển Đông với các khu vực chồng lấn các nước trong khu vực.
Cụ thể là Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với hơn 80% diện tích Biển Đông. Năm 2016, Tòa Trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết:Đường 9 đoạn trên Biển Đông mà Trung Quốc “vẽ” ra để khẳng định yêu sách của mình là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ba năm đã trôi qua, những phán quyết đó vẫn nằm trên giấy. Trung Quốc vẫn liên tục làm mưa làm gió trên Biển Đông. Rõ nhất là các hành động xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp trái phép.
Nước này cũng đã hạ đặt các tên lửa đất đối không và xây dựng các sân bay hiện đại có thể hỗ trợ máy bay ném bom. Từ đầu năm nay đến đầu tháng 4/2019 đã có khoảng 200 tàu Trung Quốc vây quanh đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện Philippines chiếm đóng trái phép. Trên các tàu này phần lớn là lực lượng dân quân biển Trung Quốc.
Không chỉ có đường 9 đoạn, Bắc Kinh còn ngang nhiên tuyên bố các đường cơ sở chung quanh các quần đảo. Từ năm 1996, Trung Quốchuênh hoang, nước này đang áp dụng các đường cơ sở quanh các đảo thuộc quần đảo Tây Sa, thực ra là Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này thậm vô lý vì Trung quốc đã bất chấp việc UNCLOS không thừa nhận nước này là một quốc gia quần đảo. Đã không là quốc gia quần đảo thì không được hưởng các đặc quyền, dù họ nêu ra đủ thứ yêu sách.
Trong một nghiên cứu quan trọng do Viện Luật quốc tế của Trung Quốc xuất bản gần đây cho thấy, nguy cơ cao hơn đang xuấ thiện ở Biển Đông. Đó làBắc Kinh cho rằng các đặc quyền của quần đảo không chỉ gói gọn trong UNCLOS, mà còn được quy định trong luật pháp tập quán của nước này. Cho dù UNCLOS có quy định như thế nào thì Trung Quốc vẫn có “luật pháp” của mình. Họ cứ thế tiến hành việc vẽ và tuyên bố các đường cơ sở quanh các quần đảo. Thật là một thứ luật rừng mang ra biển, thứ luật của chủ nghĩa bành trướng xưa nay thiên hạ đã quá hiểu.
Nếu như sắp tới Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở quanh quần đảo Trường Sa, Biển Đông có thể trở thành vùng biển nội địa của Trung Quốc. Từ đây họ có thể ngăn cản, hạn chế việc đi lại của các tàu nước ngoài.
Trong khi đó 1/3 vận chuyển hàng hóa thế giới đi qua Biển Đông. Khi mà Trung Quốc tự cho mình cái quyền hạn chế quyền tự do đi lại sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại toàn cầu. Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Luật Quốc tế Trung Quốc cho hay, Trung Quốc có thể thực thi một quy tắc rằng tự do hàng hải dựa trên sự điều chỉnh của các quốc gia ven biển.
Chính quyền Tổng thống Trump đã thấy rõ nguy cơ này. Mấy tháng gần đây, hải quân Mỹ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải trong khu vực, thách thức các yêu sách của Trung Quốc trên biển. Chính phủ Anh cũng lên tiếng sẵn sàng cam kết bảo vệ tự do biển cả ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng AnhGavin Williamson cho biết sẽ triển khai tàu sân bay mới của nước này là HMS Queen Elizabeth, đến Biển Đông.
Mặc dù vậy, tranh thủ mọi diễn đàn quốc tế, Bắc Kinh ra rả nói rằng, họ luôn tuân thủ UNCLOS và tôn trọng luật pháp trên biển. Họ diễn giải UNCLOS theo hướng có lợi cho mình, còn trường hợp bên nào dùng UNCLOS có phán quyết hay quy định bất lợi cho Trung Quốc thì nước này sẽ bác bỏ phán quyết đó và chuyển sang căn cứ theo… luật tập quán (!)
Đến hiện tại, các quy tắc và cấu trúc được thiết lập của hệ thống hàng hải quốc tế đang bị đe dọa nghiêm trọng. Việc Trung Quốc tuyên bố các quyền dựa trên một phạm vi rộng của luật tập quán có nguy cơ đe dọa trật tự pháp lý hàng hải quốc tế.
Chẳng lẽ luật quốc tế lại thua luật rừng của Bắc Kinh?