Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnBắc Kinh sẽ giở bài gì trong vụ tàu Mẫu hạm Tia...

Bắc Kinh sẽ giở bài gì trong vụ tàu Mẫu hạm Tia chớp của Mỹ?

Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ vừa thử nghiệm phương án “Mẫu hạm Tia chớp” trong các cuộc tập trận với quân đội Philippines nhờ sự hiện diện của tàu đổ bộ USS Wasp.

Quân đội Mỹ đã thử nghiệm bố trí 10 chiếc máy bay chiến đấu F-35 Lightning II lên tàu Wasp. Số lượng này tăng gấp hai lần so với số lượng máy bay chiến đấu thường được đưa lên con tàu này. Tàu đổ bộ USS Wasp sẽ hoạt động như một tàu sân bay cỡ nhỏ.

Ông Bryan Clark, một chuyên gia về hải quân cho biết: “Những thử nghiệm nêu trên cho thấy, đây là một lựa chọn khả dĩ. Tôi tin rằng lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ nhận ra đây là cách hữu hiệu nhất để tận dụng các tàu đổ bộ cỡ lớn của mình. Tôi tin chúng ta sẽ còn được thấy con tàu này được triển khai với trang bị như vậy thêm nhiều lần nữa”.

Đến nay lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang có kế hoạch sử dụng các loại “Mẫu hạm Tia chớp” này để hỗ trợ các tàu sân bay thực thụ của Mỹ. Họ sẽ tận dụng tàu đổ bộ như một căn cứ trên biển và sẽ trang bị cho tàu một phi đội có khả năng chiến đấu cao.

“Mẫu hạm Tia chớp” có tầm hoạt động nhỏ hơn so với các tàu sân bay thông thường, nhưng vẫn có khả năng đối phó với những hành vi gây hấn trên không và trên biển. Các tàu này chỉ có thể sử dụng phiên bản máy bay tàng hình F-35B có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Trong khi F-35B cũng được trang bị ít vũ khí hơn và tầm hoạt động cũng ngắn hơn so với các phiên bản F-35 khác.

Hạn chế của “Mẫu hạm Tia chớp” là, nó mang được ít máy bay hơn so với các tàu sân bay. Trong khi đó, về lý thuyết, tàu Mẫu hạm có thể chứa được tối đa từ 16 đến 20 chiếc F-35. Còn một tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, loại tàu hiện đại nhất mà Mỹ đang có, có thể mang được hơn 75 phi cơ quân sự các loại.

Cùng với việc thử nghiệm sử dụng “Mẫu hạm Tia chớp”, Mỹ và Philippines đang tập những bài tập phối hợp, nhằm giành lại những hòn đảo nhỏ trong trường hợp bị nước ngoài đánh chiếm. Trước đó vào ngày 6/4, tàu đổ bộ USS Wasp đã xuất hiện ở Biển Đông, mặc cho Trung Quốc kịch liệt phản đối. Bắc Kinh yêu cầu, Mỹ ngừng đưa tàu quân sự vào khu vực này và gọi những hành động này là “hành vi gây hấn”.

Hai năm qua Trung Quốc đã gấp rút xây dựng trên các đảo và bãi đá ngầm trên Biển Đông. Bắc Kinh nói đó là các căn cứ dân sự (!) Mục đích là để phục vụ lợi ích của người dân Trung Quốc và “mang lại điều tốt đẹp cho những nước khác”.

Nước này cũng cho biết, họ xây dựng những cơ sở an ninh nhất định để đáp lại các mối đe dọa tiềm năng từ bên ngoài. Theo đó, không một quốc gia nào có thể lấy cớ để tiến hành quân sự hóa khu vực này. Bởi theo đuổi quân sự hóa trong khu vực không những làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong khu vực, mà còn gây ảnh hưởng xấu đến các nước có những hành động đó. Không có chuyện tự do hàng hải và đường bay trên không bị cản trở, nên dùng tự do hàng hải và bay trên không làm lý do để theo đuổi các hành động quân sự là phi lý.

Phía Trung Quốc nói, Mỹ phải ngừng điều tàu chiến và máy bay quân sự tới gần các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc. Mỹ phải ngừng ngay các hành động làm tổn hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.

Hai “hổ lớn” đều thể hiện sự cứng rắn của mình. Để rồi xem vụ tàu Mẫu hạm này của Mỹ, Bắc Kinh sẽ giở bài gì?

RELATED ARTICLES

Tin mới