Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnĐường biển Phương Bắc: Nga chào hàng, TQ thờ ơ

Đường biển Phương Bắc: Nga chào hàng, TQ thờ ơ

Nga không có gì để mời chào Trung Quốc ngoài những tuyên bố về tình hữu nghị, dầu mỏ và gỗ.

Chúng tôi mới giới thiệu đến bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chzhan Khankhuey về quan hệ Trung- Nga qua bài “Quan hệ Trung-Nga: Những lời có cánh của Bắc Kinh” (DVO, 4/5/2019.

Nay xin giới thiệu một bài viết khác cũng về chủ đề này như qua cách nhìn của các chuyên gia Nga nhân Diễn đàn “Nhât đới, Nhất lộ” vừa kết thúc tại Bắc kinh với sự tham dự của Tổng thống Nga V.Putin để bạn đọc tham khảo.

Bài với tiêu đề và phụ đề trên của nhà báo Andrey Ivanov đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 27/4/2019. Các ảnh trong bài làcủa “Svobodnaia Pressa,chúng tôi có bổ sung hai bản đồ tải từ trên mạng.

I.  Phần giới thiệu của Andrey Ivanov

Tại diễn đàn quốc tế “Vành đai, con đường” vừa diễn ra tại Bắc Kinh (25-27/4/2019-ND), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất phương án kết nối Con đường biển Phương Bắc (của Nga) với Con đường tơ lụa trên biển Trung Quốc. Tuy nhiên, có lẽ đây là một sáng kiến gây tranh cãi nếu xét từ góc độ kinh tế và có lẽ nó chỉ mang màu sắc chính trị là chủ yếu.

 (vì có lẽ) Điều quan trọng đối với nhà lãnh đạo Nga (khi đưa ra đề xuất như vậy) là muốn chứng minh cho Bắc Kinh thấy rằng Matxcova cũng có gì đó để chào hàng Bắc Kinh, nhưng nếu xét theo các phản ứng từ phía Trung Quốc (sau khi V.Putin đưa ra sáng kiến như trên), dường như Bắc Kinh đến giờ vẫn không coi Nga là một đối tác trong các dự án toàn cầu, mà vẫn chỉ là một nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên.

Tại hội nghị bàn tròn trong khuôn khổ diễn đàn về dự án toàn cầu Trung Quốc nói trên , V.Putin phát biểu như sau: “Chúng tôi (Nga) rất quan tâm đến việc phát triển Con đường biển Phương Bắc.

Chúng tôi đang xem xét khả năng đấu nối nó với Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc,- để bằng cách đó tạo ra một tuyến đường toàn cầu, có năng lực cạnh tranh kết nối Đông Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á với châu Âu”.

Để tiện theo dõi, xin nhắc lại rằng, vào năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố khởi động dự án xây dựng các tuyến giao thương mới nối Trung Quốc với châu Âu. Trong tương lai, sáng kiến thoạt đầu chỉ thuần túy mang tính kinh tế này của Bắc Kinh sẽ biến thành một dự án địa- chính trị quy mô rất lớn.

Như chính Bắc Kinh đã từng khằng định, (với dự án này), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) không chỉ đề nghị các quốc gia trên thế giới tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc, mà còn là tham gia vào một dự án quy mô toàn cầu theo nguyên tắc không phải là cạnh tranh với nhau, mà là hợp tác các bên cùng có lợi.

Trong năm ngoái (2018), Trung Quốc đã sửa đổi Hiến pháp và một trong những thay đổi rất quan trong đó là điều khoản mà theo đó Trung Quốc đang xây dựng một “cộng đồng nhân loại cùng chung số phận”.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 124 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế tham gia dự án này. Nhưng có một điều đáng chú ý là Nga trên thực tế đang đứng bên lề (dự án) Con đường tơ lụa mới. Qua các tuyên bố công khai thì Nga vẫn chưa tham gia dự án, và đề nghị phải kết nối sáng kiến ​​Trung Quốc với Liên minh kinh tế Á- Âu (Liên minh Kinh tế Á- Âu- liên minh kinh tế chính thức hoạt động từ đầu năm 2015 gồm các quốc gia Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan-ND). Trong khi ngay trong khuôn khổ Liên minh này, mọi hoạt động kết nối vẫn bị đình trệ.

Gần như ngay sau khi sáng kiến “Vành đai, con đường” được Tập Cận Bình công bố, Matxcova đã đưa ra các đề xuất hưởng ứng. Theo ý tưởng (của Matxcova), hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ được vận chuyển qua Kazakhstan, sau đó đi theo tuyến đường sắt xuyên Siberia tới Belarus và đến biên giới với Ba Lan.

Ưu điểm là tuyến đường này ngắn hơn nhiều so với tất cả các tuyến khác, không những thế, nó còn giảm thiểu được những khó khăn liên quan đến các thủ tục hải quan vì Kazakhstan, Belarus và Nga đều là thành viên Liên minh kinh tế Á- Âu.

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn quyết định cho vận chuyển phần lớn hàng của mình đi vòng qua lãnh thổ Nga. Tức đi qua Kazakhstan, Biển Caspi, Azerbaijan, Gruzia (Georgia), Biển Đen. Mặc dù tuyến đường này dài hơn, và qua nhiều lần kiểm tra hải quan hơn.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính khiến Thiên Triều chỉ cho một số lượng hàng không đáng kể hàng hóa Trung Quốc đi qua lãnh thổ Nga là do mối quan hệ quá tệ giữa Matxcova và Brussel (Liên minh Châu Âu).

Dù cả hai bên (Trung Quốc, Nga) liên tục tung ra những lời có cánh về tình hữn nghị (Trung- Nga), các nhà đầu tư Trung Quốc luôn sợ làm hỏng mối quan hệ với Liên minh châu Âu (vì Nga), vì EU đang áp đặt các lệnh trừng phạt chống Nga.

Duong bien Phuong Bac: Nga chao hang, Trung Quoc tho o

Liệu người Trung Quốc có đồng ý kết nối Con đường Tơ lựa trên biển của mình với Con đường biển Phương Bắc của Nga trong điều kiện như vậy như V.Putin vừa đề xuất không ? Để trả lời câu hỏi này, cần phải tính tới một số yếu tố.

Trước hết, về góc độ mặt địa lý, hai con đường nằm hoàn toàn ở hai đầu khác nhau của thế giới. Con đường tơ lụa trên biển (Trung Quốc) chạy qua Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải, qua các quốc gia Đông Nam Á và Đông Phi. Còn Con đường biển Phương Bắc đi qua Bắc Băng Dương.

Nó (Con đường biển Phương Bắc) cho phép giảm khoảng cách đi từ Trung Quốc đến Châu Âu khoảng một lần rưỡi.

Nhưng nếu đi theo tuyến này, các tàu sẽ phải vượt qua các lớp băng ở Bắc Cực. Từng có hy vọng rằng, do tình trạng nóng lên toàn cầu, một phần lớn các lớp băng sẽ tan, nhưng cụ thể là vào khi nào thì không một nhà khoa học nào dám khẳng định dứt khoát.

Yếu tố thứ hai: Con đường tơ lụa trên biển cho phép Trung Quốc không chỉ buôn bán với Châu Âu, mà còn giúp Trung Quốc khuyếch trương ảnh hưởng của mình trên một phần đất rất đáng kể của thế giới. Chỉ cần dẫn ra rằng tại những quốc gia chịu (được) ảnh hưởng bởi dự án có tới 4,4 tỷ người, tức 63% dân số thế giới sinh sống.

Và đó- là những thị trường khổng lồ. Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền để phát triển cơ sở hạ tầng của Con đường tơ lụa trên biển, xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc kết nối, các cảng biển, các tuyến đường ô tô. Và Trung Quốc chắc chắn không hề có ý định tạm ngừng các chương trình này để chờ sự tan chảy của các dòng sông băng Bắc Cực.

Cơ cấu thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc chỉ ra rằng cho đến nay LB Nga đối với Trung Quốc vẫn chủ yếu chỉ là nhà xuất khẩu nguồn tài nguyên thiện nhiên. Trong năm ngoái (2018), kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước là 108 tỷ USD, trong đó- hàng xuất khẩu của Nga chiếm 56 tỷ, nhập khẩu từ Trung Quốc – 52 tỷ.

76% số tiền thu được từ xuất khẩu của Nga cho Trung Quốc là tiền bán nhiên liệu, 9% – bán gỗ. Trong khi đó có tới 57% tiền chi để nhập khẩu hàng Trung Quốc về là tiền mua máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải, 11%- hàng dệt may và giày dép.

Về nguyên tắc, với một sự mất cân bằng như vậy trong cán cân thương mại, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sẽ áp đặt các điều kiện cho Nga. Ví dụ, ép Nga phải giảm giá tài nguyên thiên nhiên cung cấp từ Nga và Matxcova sẽ không còn một sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải nghiến răng đồng ý.

Trong điều kiện bị áp dụng các biện pháp trừng phạt từ Phương Tây, LB Nga dù muốn hay không vẫn sẽ buộc phải mua máy móc thiết bị của Trung Quốc – vì phần lớn những phương tiện kỹ thuật đó Nga không có (không sản xuất),– trừ các phương tiện kỹ thuật quân sự .

Về sản phẩm giày dép và dệt may, thì quả không có gì để nói. Ngay cả đến nước Ý, vốn lừng danh là nhà tạo mốt và nhà sản xuất giày dép và quần áo toàn cầu, đến giờ cũng tràn ngập các sản phẩm giá rẻ với mác “Made in China”.

II. Phần phỏng vấn

1/ Phó Giám đốc Viện Viễn Đông Viện Hàn lâm khoa học Nga Andrey Ostrovskicho rằng thành công (hay không) của quan hệ hợp tác kinh tế Nga- Trung phụ thuộc vào ý chí chính trị của lãnh dạo hai quốc gia:

—Đã từ lâu Trung Quốc tỏ ý quan tâm đến Con đường biển Phương Bắc và dự án này được (lãnh đạo Trung Quốc) giao cho Công ty vận tải biển Đại Liên phụ trách. Nhưng để hiện thực hóa dự án, cần một khoản đầu tư rất lớn. Như đã biết, trong ngân khố nhà nước Nga không có tiền, trong khi các công ty lớn (của Nga) chỉ có công ty “Novatek” là quan tâm đến dự án này nhưng côn g ty này lại cũng không có nhiều tiền.

Trong chuyện này (tiền), Trung Quốc có thể hỗ trợ. Dự án “Vành đai, con đường” được cung cấp tài chính từ hai nguồn. Thứ nhất- đó là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á,- ngân hàng này cũng đã đầu tư cho hàng loạt dự án. (Nguồn) Thứ hai là Quỹ Con đường tơ lụa. Dự án Con đường biển Phương Bắc có thể được hiện thực hóa theo nguyên tắc Nga và Trung Quốc cùng tham gia và cung cấp tài chính theo tỷ lệ 50/50.

“SP “: —Trong thời kỳ đầu, có kế hoạch là trong dự án “Vành đai, con đường”, tuyến Đường sắt xuyên Siberia sẽ được sử dụng, nhưng hiện nay các tuyến đường chính (của dự án) vẫn đi vòng qua Nga.

— Lãnh đạo các quốc gia khác quan tâm nhiều hơn đến việc hiện thực hóa dự án này (Transsib) so với giới lãnh đạo Nga. (Giới lãnh đạo Nga) đã từng nói rất nhiều và rất lâu về (việc cải tạo) Transsib, từ tận cuối những năm 1990 đến nay. Nhưng hiện nay việc vận chuyển hàng theo tuyến Transsib vẫn không kinh tế, bởi vì thời gian vận chuyển kéo dài.

Đó là vấn đề thứ nhất. Còn vấn đề thứ hai, hàng hóa không được đảm bảo an toàn. Ngay cả các nhà sản xuất ​​Nhật Bản và Hàn Quốc, – tức những người rất muốn sử dụng đường sắt Nga cũng buộc phải chuyển sang sử dụng các tuyến đường biển đi qua Đông Nam Á. Họ đã phải thay đổi quan điểm của mình (không sử dụng Transsib nữa-ND) 10 năm trước đây, khi Nga quyết tăng mạnh phí bảo vệ hàng hóa (khi đi theo tuyến Transsib-ND).

Và đã bao nhiêu năm Transsib vẫn chưa được cải tạo! Ở Trung Quốc, lưu lượng hành khách chủ yếu được vận chuyển trên các đường sắt cao tốc với các đoàn tàu di chuyển với tốc độ 350 km/h. Cách làm như vậy cho phép giải phóng các tuyến đường song song để (các tuyến song song này) chỉ chuyên vận chuyển hàng hóa.

Ví dụ, dọc theo tuyến đường Bắc Kinh-Urumqi với chiều dài khoảng 4000 km, các chuyến tàu chở hàng di chuyển với tốc độ lên tới 100 km/h. Nhưng ở Nga, trong trường hợp tốt nhất, tốc độ tàu chở hàng là 35−40 km/h là tối đa.

Trên một số đoạn của Transsib ở Siberia, tốc độ tàu hàng còn không vượt quá 10 km/ h. Đương nhiên, trong những điều kiện này, phải vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Nga đối với các doanh nghiệp là một cực hình.

“SP “: — Những biện pháp cấm vận của Phương Tây có tác động như thế nào đến hợp tác Nga- Trung?

— Có cả vấn đề như vậy (có ảnh hưởng). Rất nhiều ngân hàng Trung Quốc hoạt động ở Phương Tây và hoàn toàn có lý do để họ lo ngại rằng những giao dịch với các công ty Nga sẽ làm phức tạp mối quan hệ (của họ) với các hãng và công ty Phương Tây.

Tuy vậy, ở Trung Quốc cũng có rất nhiều ngân hàng không giao dịch với các nước Phương Tây. Mặc dù những ngân hàng lớn quan trọng nhất của Trung Quốc có thể không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ, bởi vì nhiều doanh nhân của Mỹ phụ thuộc vào họ (các ngân hàng lớn Trung Quốc).

“SP: — Liệu Nga có trở thành con tin của chính việc Nga chủ yêu chỉ xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc không?

— Trong vấn đề này, có rất nhiều chuyện phụ thuộc vào cục diện thế giới. Nhưng tôi xin nói, ví dụ, hiện nay gỗ Nga có giá rẻ nhất trên thị trường Trung Quốc. Gỗ của chúng ta rẻ hơn gỗ Canada hoặc gỗ Úc. Còn với dầu mỏ, LB Nga đã trở thành quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất cho Trung Quốc, – còn nhiều hơn cả Ả Rập Saudi vốn từ lâu đã nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu trên thị trường Trung Quốc.

Nga trong một khoảng thời gian rất dài chỉ tập trung vào thị trường Châu Âu. Trước đây, 85% tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa (với nước ngoài) của Nga là với lục địa già (Châu Âu), và chỉ có 15% là với Châu Á. Bây giờ Châu Á chiếm 17%. Nhưng nếu chúng ta trừ Trung Quốc ra, thì tổng kim ngạch ngoại thương của Nga với Nhật Bản và tất cả các quốc gia Đông Nam Á khác chỉ còn vẻn vẹn 2%.

Hiện nay chúng ta (Nga) đã đạt được một kim nghạch giao dịch thương mại kỷ lục với Trung Quốc, – lên tới 108 tỷ đô la. Nhưng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam năm ngoái (2018) lên tới 147 tỷ đô la. Có nghĩa là, Nga thậm chí còn thua kém Việt Nam (trong giao dịch thương mại với Trung Quốc), trong khi xét từ góc độ quan hệ chính trị thì quan hệ của nước này (Việt Nam) đối với Trung Quốc còn xấu hơn rất nhiều so với (quan hệ chính trị) Nga-Trung.

“SP “: — Tại sao lại như vậy?

— Mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Nga- Trung là mối quan hệ hợp tác tương đối kỳ cục. Một mặt, cả hai bên đều luôn tuyên bố là sẵn sàng phối hợp hành động với nhau. Nhưng mặt khác, giữa hai nước không hề có có một dự án lớn chung nào.

Theo quan điểm của tôi, giờ là lúc có thể thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Matxcova với St. Petersburg. Trên tuyến này, nhu cầu vận chuyển hành khách rất lớn, và trong trường hợp dự án được hiện thực hóa thành công thì thời gian đi từ Matxcova đến St. Peterburg chỉ còn mất 2,5 giờ.

Như vậy hành khách cũng sẽ có lợi và và việc vận chuyển hàng hóa cũng sẽ rất tiết kiệm. Lợi nhuận thu được từ dự án có thể được tái đầu tư để xây dựng nhánh đường Matxcova – Kazan mà chúng ta (Nga) đã ấp ủ ý định từ lâu.

Chính phủ Nga cần phải ra những quyết định mang tính nguyên tắc, cụ thể như – chúng ta (Nga) cần những hình thức hợp tác nào với Trung Quốc. Chỉ khi giới lãnh đạo của chúng ta quyết định xong (hình thức hợp tác với Trung Quốc) , các dự án mới có thể được nghiên cứu và triển khai. Hơn nữa, có nhiều triển vọng để thực hiện các dự án kiểu như vậy.

Lấy ví dụ, chúng ta cần xây dựng hai cây cầu bắc qua sông Amur, hiện đại hóa các cảng Vladivostok và Zarubino.

2/ Trưởng phòng kinh tế và chính sách Trung Quốc thuộc Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế Viện Hàn lâm khoa học Nga Xergey Lukonhin

— Để tham gia vào dự án “Vành đai, con đường” Nga cần phải chi một khoản đầu tư lớn, nhưng cho đến bây giờ triển vọng của những khoản đầu tư như vậy vẫn chưa rõ ràng. Nga không muốn huy động các khoản tín dụng.

Dự án “Con đường biển Phương Bắc” mới bắt đầu được đưa ra thảo luận chính thức từ một năm nay, – tại diễn đàn Viễn Đông (Nga), Tập Cận Bình cũng đã đề cập đến chủ đề này. Nhưng dự án đòi hỏi những khoản đầu tư cực kỳ lớn.

“SP “: — Trung Quốc đầu tư rất nhiều tiền cho Đông Nam Á và cho Châu Phi .

— Ngay cả tại Nga, dự án “Con đường biển Phương Bắc” cũng còn đang được hiểu một cách tương đối mơ hồ. Trung Quốc đang chờ xem Matxcova sẽ làm gì. Những đề xuất đã được đưa ra, bây giờ là lúc tính toán các tham số.

Còn về những gì liên quan đến Châu Phi và Châu Á, thì quả là Trung Quốc đã đổ nhiều tiền vào các khu vực này. Nhưng vấn đề là ở chỗ đó không phải là các khoản đầu tư, mà là các khoản tín dụng. Còn Trung Quốc đã thực sự đầu tư bao nhiều, cần phải tính lại đã.

“SP “: —Liệucó khảnăngTrungQuốc đòixemxétlạigiá nhiênliệunhậptừNga?

— Khả năng này là có trong quan hệ buôn bán song phương. Rất muốn là Nga cung cấp (bán) cho Trung Quốc không chỉ năng lượng, mà còn là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Nhưng đây là câu hỏi đặt ra cho nền kinh tế Nga, chứ không phải là cho phía Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới