Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luậnPhía sau Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Phía sau Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương

Nếu không có gì thay đổi, vào cuối tháng 5 Hoa Kỳ sẽ công bố Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Chiến lược này nhằm chống lại những hành động của Trung Quốc gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông.

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới được khởi động đầu tháng 5/2019.

Ông Randall Schriver – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách các vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương – công bố Chiến lược này tại Kuala Lumpur, Malaysia. Kuala Lumpur được xác định là “vùng ưu tiên” trong bối cảnh Hoa Kỳ tập trung sự quan tâm và hiện diện tại đây.

Quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng trong hai tháng gần đây, sau khi hai tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan. Không dừng lại ở đó, người đứng đầu hải quân Hoa Kỳ còn không ngớt lời đe dọa các tàu phi vũ trang của Trung Quốc.

Phải chịu mối đe dọa từ Chiến lược Quốc phòng Hoa Kỳ năm 2018 có bốn quốc gia, trong đó hai quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là Trung Quốc, và Triều Tiên. Trung Quốc là nước đang gây ảnh hưởng mở rộng ở Thái Bình Dương, quân sự hóa các đảo và bãi cạn ở Biển Đông. Còn Triều Tiên tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Hôm 28/4 Quân đội Mỹ công bố đã điều hai tàu chiến Hải quân qua eo biển Đài Loan. Hai tàu chiến được xác định là William P. Lawrence và Stethem. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc tăng tần suất hoạt động qua tuyến đường thủy chiến lược Eo biển ( rộng 180 km ngăn cách Đài Loan với Trung Quốc), bất chấp sự phản đối dữ dội của Trung Quốc. Việc hai tàu chiến xuất hiện có nguy cơ làm gia tăng thêm căng thẳng với Mỹ- Trung trong bối cảnh Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những dấu hiệu hết sức căng thẳng.

Trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc thì Đài Loan là một trong những điểm nóng nhất. Trong đó bao gồm chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng và trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội bảy của Hải quân Hoa Kỳ chẳng giấu diếm các hãng báo chí quốc tế: “Hai tàu chiến quá cảnh trên eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở hàng hải”. Sẽ không có tương tác không an toàn hoặc không chuyên nghiệp với tàu của các quốc gia khác trong quá trình hai tàu chiến này di chuyển.

Đến hiện tại, Bắc Kinh lo ngại Đài Loan có thể sẽ làm tăng đáng kể ngân sách quốc phòng Trung Quốc trong năm 2019. Chủ tịch Tập Cận Bình từng phát biểu, đe dọa sẽ tấn công Đài Loan nếu như vùng lãnh thổ này thân Mỹ, không chấp nhận sự cai trị của Lục địa.

Nói là làm, Trung Quốc đã nhiều lần đưa máy bay và tàu quân sự đi vòng quanh Đài Loan trong các cuộc tập trận trong những năm qua,. Tất cả mọi nỗ lực đều nhằm cô lập Đài Loan trên phạm vi quốc tế, làm giảm số đồng minh thân cận của Đài Loan.

Tháng 4 vừa qua Hoa Kỳ đã điều một hàng không mẫu hạm tới khu vực gần rặng san hô chiến lược, nơi đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila.

Còn ở khu vực Bĩa cạn Scarborough, Mỹ không xác nhận nhưng cũng không bác bỏ tàu chiến hiện diện gần Bãi cạn này có phải là tàu USS Wasp hay không. Trên thực tế Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough kể 2012. Đó là thời điểm cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc chấm dứt.

Sau khi kiểm soát Bãi Cạn, Trung Quốc tiếp tục phong tỏa khu vực này- một ngư trường màu mỡ của ngư dân Philippines.Các tàu cá cùng các tàu ” dân quân biển” thường xuyên quần thảo ở đây.

Nhằm kiềm chế thái độ của Trung Quốc, từ đầu năm 2018, Hải quân Mỹ đã gửi một tàu khu trục tiến sát phạm vi 12 hải lý của bãi cạn này, nhằm thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông.

Cuộc chiến Mỹ-Trung trên Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng thì đã rõ. Có điều các nước trong khu vực có tranh chấp biển đảo thì không phải dễ bề giải quyết êm ru mối quan hệ với hai nước lớn. Thái độ cứng rắn của Triều Tiên, Đài Bắc và đôi lúc là Philippines tưởng cũng làm cho “hổ lớn” chùn tay!

RELATED ARTICLES

Tin mới