Hoa Kỳ gần đây đã khởi động lại áp thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, khiến nhiều công ty nước ngoài dần dần rút khỏi đại lục, khi rời đi họ mang theo số lượng lớn tài chính và việc làm. Theo thống kê của chính quyền Trung Quốc, nếu tất cả các công ty nước ngoài bỏ đi, có ít nhất 45 triệu người sẽ phải thất nghiệp. Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi, NTD đưa tin.
Vào ngày 10/5, Hoa Kỳ đã tăng mức thuế 25% đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Tổng thống Trump còn có thể sẽ tăng mức thuế 25% đối với 300 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc còn lại. Đồng thời, ông Trump cũng kêu gọi các công ty Hoa Kỳ trở về quê hương để tránh mức thuế quan, đồng thời sản xuất các sản phẩm và hàng hóa trên nước Mỹ.
Nước cờ chuẩn xác của Tổng thống Trump
Tổng thống Trump giảm thuế doanh nghiệp ở Hoa Kỳ và tăng thuế đối với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, điều này sẽ khiến các công ty Mỹ đang ở Trung Quốc hình thành trào lưu trở về, các chuyên gia nhận định rằng nước cờ này của ông Trump vừa cứng rắn vừa chuẩn xác.
Trong một “tweet” mới đây, ông Trump viết rằng: “Ngoài ra, thuế quan hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua [sản phẩm] từ quốc gia không bị đánh thuế, hoặc bạn mua sản phẩm [được sản xuất] bên trong Hoa Kỳ (ý tưởng tốt nhất). Đó là mức thuế quan bằng 0. Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất muốn đạt được một thỏa thuận [thương mại với Mỹ]!” (Chi tiết)
Trào lưu rời bỏ Trung Quốc
Brooks Running, một công ty giày thể thao thuộc sở hữu của Tỷ phú Warren Buffett, sẽ chuyển phần lớn hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, và hoạt động sản xuất ở đại lục chỉ để lại khoảng 10%.
Theo NTD, có khoảng 400 công ty do Hoa Kỳ tài trợ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc. Trước đó, Apple công bố sẽ chuyển dây chuyền sản xuất iPhone cao cấp sang Ấn Độ.
Foxconn, đối tác thương mại quan trọng của Apple, đã bắt đầu sa thải nhân viên ở Trung Quốc, mở thêm 3 nhà máy mới ở Ấn Độ và có kế hoạch xây dựng 10 – 12 nhà máy ở Ấn Độ vào năm 2020, tạo ra 1 triệu việc làm mới cho quốc gia ở Nam Á này.
Một công ty Mỹ gần đây nói với các nhà cung cấp có nhà máy ở Phnom Penh rằng, để tránh thuế quan hy vọng họ sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc càng sớm càng tốt, theo Bradley, luật sư tư vấn cho các công ty đa quốc gia ở Campuchia.
Các đồng minh cũng nối gót Hoa Kỳ
Không chỉ các công ty Mỹ, các công ty Nhật Bản cũng đã rút khỏi Trung Quốc, Công ty Olympus, nhà sản xuất quang học và các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất tại Thâm Quyến vào năm ngoái và chuyển nhà máy sang Việt Nam.
Tờ Kyodo News Nhật Bản đưa tin, Công ty TNHH công nghiệp nặng Sumitomo đã dần chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Nhật Bản trong năm nay.
Kobe Steel, nhà sản xuất thép quy mô lớn của Nhật Bản cho biết, họ đang xem xét chuyển dây chuyền sản xuất phụ tùng máy đào thủy lực chuyên xuất đi Mỹ – từ Trung Quốc chuyển sang Nhật Bản, Thái Lan và Hoa Kỳ.
Các công ty Nhật khác như Mitsubishi Electric, Komatsu và Toshiba đã chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước khác.
Vào tháng 1 năm nay, Ricoh, nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học Nhật Bản tuyên bố đang chuẩn bị chuyển dây chuyền sản xuất máy photocopy tại Trung Quốc sang Thái Lan.
Công ty điện tử nổi tiếng Nhật Bản, Omron, đã đóng cửa nhà máy tại Tô Châu, Trung Quốc vào năm ngoái. Nhà sản xuất máy in máy tính lớn nhất thế giới của Nhật Bản, Epson đã thông báo trên website chính thức vào ngày 14/3, sẽ đóng cửa hai nhà máy ở Thâm Quyến.
Kyodo News vào tháng 9 năm ngoái đưa tin, khoảng 60% công ty Nhật Bản đã hoặc đang chuyển nhà máy ở Trung Quốc sang các nước khác, 40% còn lại đang sắp xếp cách thoái vốn khỏi Trung Quốc.
(Ảnh: JUNG YEON-JE / AFP / Getty)
Samsung của Hàn Quốc đã đóng cửa nhà máy và rút khỏi Trung Quốc vào năm ngoái.
Các nhà máy gia công sản xuất (OEM) cũng đang “rời bỏ” Trung Quốc, như Tập đoàn công nghiệp Yue Yuen Hồng Kông, và các xưởng gia công hàng hoá cho thương hiệu giày thể thao lớn của Adidas và Nike.
Hiện tại, hầu hết tất cả các thương hiệu quần áo và thể thao nổi tiếng có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng cửa các nhà máy trực thuộc của họ tại Trung Quốc, ví dụ điển hình nhất là Adidas, Nike và Uniqlo. Steve Madden, một nhà thiết kế thời trang Hoa Kỳ và thương hiệu thể thao Puma của Đức cho biết họ muốn chuyển hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc.
Là công ty trung gian giữa phương Tây và Trung Quốc, Công ty Spencer Fung nói với tờ New York Times rằng, “mọi người rất muốn rời khỏi Trung Quốc”.
Doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn
Các doanh nghiệp nước ngoài ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, họ là huyết mạch của các thành phố kinh tế hạng nhất ở Trung Quốc.
Theo số liệu Cục Thống kê Trung Quốc, các công ty nước ngoài chiếm chưa đến 3% các công ty quốc doanh, nhưng chiếm gần 50% ngoại thương của Trung Quốc, chiếm 25% lợi nhuận các công ty công nghiệp có quy mô lớn và 20% khoản thu thuế.
Năm 2017, chỉ có 3% các công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhưng đã chiếm 43,2% thặng dư ngoại thương của Trung Quốc.
Hơn 45 triệu việc làm sẽ đi theo các doanh nghiệp nước ngoài bay khỏi Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phải giải quyết tình trạng thất nghiệp của người dân Trung Quốc. (Ảnh: pixabay).
Tại 4 thành phố lớn ở tỉnh Quảng Châu đã có hơn 20.000 công ty nước ngoài đầu tư, chiếm hơn 62% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của 4 thành phố.
Tại Thượng Hải, vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 2/3 tổng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 70% cho nền kinh tế ở Thẩm Quyến. Một khi các công ty nước ngoài này đã rút khỏi Trung Quốc, tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc là không khó tưởng tượng. Ngoài ra, việc các công ty nước ngoài rời bỏ Trung Quốc, vấn đề lớn nhất kèm theo chính là thất nghiệp.
Theo báo chí Trung Quốc, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tạo ra hơn 45 triệu công ăn chuyện làm cho người dân Trung Quốc.
Ngoài ra, các nhà cung cấp và các công ty thượng nguồn và hạ nguồn phụ thuộc vào vốn nước ngoài đã ước tính rằng, số người bị ảnh hưởng phải là hàng trăm triệu.