Tuesday, November 5, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiKhông phải chiến tranh thương mại, đây mới là điều tồi tệ...

Không phải chiến tranh thương mại, đây mới là điều tồi tệ nhất giữa Mỹ và TQ

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế. Nó còn liên quan tới chính trị và thể diện siêu cường.

 

Để có được hòa bình, điều đầu tiên là người ta phải muốn nó.Điều này là rào cản lớn nhất đối với bất cứ thỏa thuận thương mại nào giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc Mỹ quyết định tăng thuế từ 10% lên 25% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh việc hiện thực hóa thỏa thuận thương mại có thể sẽ phản tác dụng. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đánh thuế trả đũa Mỹ, đẩy cuộc chiến thương mại lên tới đỉnh điểm.Gần như không có khả năng cho thấy các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được khởi động vào thứ 5 tuần này. Thay vì được giải quyết nhanh chóng, đôi bên có vẻ như đã sẵn sàng cho một cuộc chiến lâu dài với những diễn biến xấu. Không phải chiến tranh thương mại mà việc Mỹ và Trung Quốc không còn muốn một thỏa thuận mới thực sự là điều đáng lo sợ.Dấu hiệu đầu tiên của việc này được nhìn thấy ở Mỹ. Tổng thống Donald Trump cho biết ông cảm thấy vui với hơn 100 tỷ USD thuế quan được bơm vào ngân khố Mỹ hàng năm. Ông Trump cũng tự tin rằng một cuộc chiến thương mại sẽ khiến Trung Quốc bị tổn thương nhiều hơn Mỹ.Thật vậy. Nói theo nhiều cách, đánh thuế thay vì tìm cách xóa bỏ chúng sẽ mang đến những nền tảng chính sách kinh tế tốt, cho phép Tổng thống Trump có được quyền lực. Ông Trump luôn đề cao sản xuất trong nước và đánh thuế chính là cách tốt để chuyển các nhà máy về nước Mỹ. Khi sản xuất trở về với nước Mỹ, ông Trump sẽ nhận được những kết quả tốt về mặt chính trị.

Không phải chiến tranh thương mại, đây mới là điều tồi tệ nhất giữa Mỹ và Trung Quốc - Ảnh 1.

Trong khi đó, một thỏa thuận thương mại tốt với Mỹ sẽ giúp Trung Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thắt chặt luật sở hữu trí tuệ, trấn áp gián điệp công nghiệp hay chấm dứt việc yêu cầu chuyển giao công nghệ bắt buộc…. Các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ cũng khó có thể tránh được những cám dỗ ấy. Tuy nhiên, nó lại bất lợi cho việc “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” hay đưa nhà máy về lại nước Mỹ.Ở Trung Quốc, việc căng thẳng thương mại leo thang cũng không hoàn toàn là bất lợi. Về mặt chính trị, nó cho thấy Trung Quốc không phải làm theo những gì Mỹ muốn. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang đi nhanh trên con đường trở thành một siêu cường. Họ muốn thách thức vị thế dẫn đầu của Mỹ chứ không phải là đi theo Mỹ.Ngay sau khi Mỹ tăng thuế, phía Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định họ sẽ “không bao giờ đầu hàng trước các áp lực bên ngoài” đồng thời khẳng định sự tự tin và khả năng bảo vệ các “quyền và lợi ích hợp pháp” của mình. Truyền thông Trung Quốc thì giữ giọng điệu cứng rắn, nói rằng cánh cửa đàm phán phía Trung Quốc luôn mở nhưng Bắc Kinh “thề sẽ bảo vệ lợi ích và phẩm giá của quốc gia”.Trong bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh nhấn mạnh: “Sẽ không bao giờ Trung Quốc để mất đi sự tôn nghiêm của đất nước. Không ai có thể hy vọng Trung Quốc nuốt trái đắng để gây hại cho các lợi ích cốt lõi của mình”. Rõ ràng, Trung Quốc và Mỹ đang đẩy vấn đề đi xa hơn nhiều so với những mâu thuẫn về thương mại.Không thể phủ nhận, việc đánh thuế cũng gây tổn thất cho nhiều ngành của Trung Quốc. Tuy nhiên, đó lại là những ngành mà các nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn xa muốn “bỏ lại phía sau” để giúp Trung Quốc thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình. Trong một cuộc xung đột thương mại kéo dài, việc sản xuất đồ chơi, đồ nội thất, quần áo và lắp ráp hàng điện tử có thể chuyển từ Trung Quốc sang các nước như Mexico và Việt Nam.

Không phải chiến tranh thương mại, đây mới là điều tồi tệ nhất giữa Mỹ và Trung Quốc - Ảnh 3.

Điều này không phải quá tệ đối với một nền kinh tế mong muốn đẩy mạnh chuỗi giá trị theo hướng các ngành công nghiệp tương lai như xe chạy điện, sản xuất linh kiện điện tử, chế tạo máy bay, robot hay công nghệ y tế. Có lẽ, chiến tranh thương mại lại giúp Trung Quốc có thể quyết tâm hơn trong việc theo đuổi con đường này.Những người theo tư tưởng diều hâu ở Trung Quốc còn có thể bám vào một lập luận khác. Ban đầu, rõ ràng Trung Quốc chịu thiệt nhiều hơn Mỹ. Tuy nhiên, xét về lâu dài, cuộc chiến thương mại cũng mang đến cho Mỹ những nỗi đau tương tự. IMF cảnh báo rằng, cả hai nền kinh tế đều giảm 0,5% trong tăng trưởng.Tuy nhiên, con số này có thể sẽ chưa đủ lớn để ngăn Mỹ và Trung Quốc quyết chơi tới cùng, đặc biệt là khi họ đều có con bài kích thích tài chính và tín dụng phía sau. Tuy nhiên, thế giới nên quan tâm đến sự rạn nứt trong các siêu cường bởi nó thường là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của một cuộc xung đột nóng hơn.Đó là lý do vì sao chúng ta không nên lo lắng về chiến tranh thương mại mà hãy lo lắng cho việc Mỹ và Trung Quốc không còn muốn làm hòa với nhau.

RELATED ARTICLES

Tin mới