Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTư lệnh Hải quân Mỹ: Các nước cần phản ứng trước hành...

Tư lệnh Hải quân Mỹ: Các nước cần phản ứng trước hành động bành trướng quân sự của TQ ở Biển Đông

Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải Quân Mỹ hôm qua 16/5 kêu gọi Hải Quân Australia và Indonesia hiện diện thường xuyên hơn trên Biển Đông, bao gồmhoạt động tuần tra tự do hàng hải.

Tư lệnh Hải quân MỹJohn Richardsonkêu gọiAustralia và Indonesia hiện diện ở Biển Đông. Nguồn: AFP

Các nước cần phản ứng trước hành động bành trướng quân sự của TQ

Phát biểu với báo giới Australia hôm 16/5, Đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ cho rằng mỗi nước ở Đông Nam Á cần xác định phản ứng của riêng mình trước hành động bành trướng quân sự của Trung Quốc. Ông khuyến khích các lực lượng biển của Australia và Indonesia hãy tăng cường tuần tra trong Biển Đông vì Trung Quốc đangtiến hành bồi đắp và quân sự hóa nhanh chóng các đảo nhân tạo. Theo Tư lệnh Hải quân Mỹ, mỗi quốc gia sẽ phải đánh giá tình hình và lối tiếp cận của riêng họ. Nhưng tới một lúc nào đó, các lực lượng hải quân sẽ phải lên đường và có mặt để cung cấp những sự lựa chọn cho các nhà lãnh đạo của họ. “Họ chọn cách nào để làm điều đó là một vấn đề về lối tiếp cận chủ quyền quốc gia của họ”, theo Đô đốc John Richardson.

Australia, Indonesia ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp

Đáng chú ý, Đô đốc Richardson cho rằng Australia và Indonesia là hai nước mạnh mẽ ủng hộ một nền trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Mỹ muốn Australia hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông, nhưng Chính phủ liên minh do Thủ Tướng Scott Morrison lãnh đạo hiện vẫn đang tiếp cận thận trong và hầu như chỉ dừng lại ở những tuyên bố trong vấn đề này. Theo hãng tin Sputnik (Nga), Indonesia không tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp trên Biển Đông, tuy nhiên Indonesia muốn xác lập chủ quyền tại khu vực mà nước này gọi là vùng biển Bắc Natuna và Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền tại khu vực này. Australia cũng không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, song nhiều lần kêu gọi các quốc gia khác đảm bảo tự do đi lại tại vùng biển này. “Nơi mà chúng tôi có thể nhìn thấy những cơ hội để hợp tác cùng nhau, diễn tập cùng nhau, hiện diện cùng nhau, đó là những gì mà chúng tôi không ngừng tìm kiếm. Chúng tôi có một mối quan hệ gần gũi với lực lượng hải quân của cả hai nước, và chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì điều đó”, Đô đốc Richardson nói.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Mỹ thể hiện quan điểm của Mỹ hiện nay là Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông và khu vực. “Mỹ có nhiều lợi ích quốc gia tại đó. Khoảng 1/3 dòng chảy thương mại của thế giới đi qua Biển Đông. Mỹ là một quốc gia hàng hải. Chúng tôi có nhiều lợi ích to lớn trên biển. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục hiện diện”, Đô đốc Richardson nhấn mạnh. Liên quan tới các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải, Hải quân Mỹ ủng hộ việc tiến hành các chiến dịch tự do hàng hải, mở cửa vùng biển, trước sau như một và tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Đô đốc Richardson nhấn mạnh các hoạt động hàng hải của Mỹ không nhằm mục đích khiêu khích.

Nhận định của giới chuyên gia

Giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Australia Peter Jennings nói “điều hiển nhiên là Mỹ muốn thấy các nước khác tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trong Biển Đông”. Ông nói thêm: “Tiến vào phạm vi 12 hải lý (cách các đảo), thì về cơ bản, nước đó muốn khẳng định là họ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”. Theo ông Jennings, Australia thường xuyên qua lại trên Biển Đông, nhưng đến nay Australia vẫn thận trọng khi chưa đưa tàu tiến vào bên trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Một số ý kiến nhận định Mỹ muốn Australia hiện diện nhiều hơn ở Biển Đông, nhưng Chính phủ liên minh do Thủ Tướng Scott Morrison lãnh đạo hiện vẫn đang tiếp cận thận trong và hầu như chỉ dừng lại ở những tuyên bố trong vấn đề này. Nếu đảng đối lập dành ưu thế ở Australia và nắm quyền lãnh đạo đất nước thì Australia chắc chắn sẽ hành động quyết đoán và mạnh mẽ hơn ở Biển Đông đối với Trung Quốc. Trong khi đó, Indonesia là nước có tiếng nói trong ASEAN và cũng có liên quan đến việc phận định ranh giới Biển Đông, vì vậy sự tham gia của Indonesia là hết sức cần thiết.

RELATED ARTICLES

Tin mới