Tuesday, November 26, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ tăng cường công tác tư tưởng

TQ tăng cường công tác tư tưởng

Với khẩu hiệu sẵn sàng đẩy mạnh tinh thần đấu tranh yêu nước, tích cực góp phần xây dựng sự nghiệp trong kỷ nguyên mới, các buổi học tập, đi thực tế,  nghiên cứu “Tư tưởng Tập Cận Bình” đã được tổ chức, và nhiều ấn phẩm, sách báo, văn học mới được xuất bản để tuyên truyền.

Đây không phải là vấn đề mới, các phong trào giáo dục yêu nước bằng nhiều hình thức khác nhau đã ra đời từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhận thức được vai trò của cái gọi là “sản phẩm tư tưởng’ trong thay đổi chính trị. Trong suốt những năm 1980 của thế kỷ trước, có những chiến dịch định kỳ, thậm chí kể cả khi Đặng Tiểu Bình hành động áp bức môi trường chính trị trong nước, nhưng sau sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989, tầm quan trọng của giáo dục yêu nước mới thực sự trở thành trọng tâm. Năm đó, ĐCSTQ đối mặt với một cuộc khủng hoảng pháp lý trầm trọng mà giới lãnh đạo Trung Quốc coi là mối đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

Trong bài phát biểu đầu tiên sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình đã thẳng thắn thừa nhận “sai lầm lớn nhất của ĐCS là phớt lờ giáo dục tư tưởng và chính trị”. Sau đó một “chiến dịch yêu nước” được phát động khắp tất cả người dân. Nhân dân luôn được nhắc nhở về vai trò trung tâm của Đảng trong cuộc đấu tranh lịch sử vĩ đại của đất nước, và là lực lượng duy  nhất chấm dứt “kỷ nguyên tủi nhục” của Trung Quốc và chấn hưng dân tộc.

Đáng chú ý nhất, ĐCSTQ đã xác định lại ý nghĩa của “chủ nghĩa yêu nước”, yêu nước cũng đồng nghĩa với yêu Đảng.

Tuy nhiên khi nền kinh tế khởi sắc trở lại sau chuyến “tuần du Miền Nam”  của Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhận thức về khủng hoảng của ĐCSTQ đã giảm bớt cùng với sự nở rộ của các phong trào yêu nước. Trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, các sáng kiến giáo dục yêu nước vẫn tiếp tục được thực hiện, và cái cảm giác bị đe dọa đối với Đảng cũng không còn nhiều. Tuy nhiên cho đến khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012, tân Tổng Bí thư đã nói rõ ràng rằng thời kỳ tự mãn đã qua. ĐCSTQ dưới thời của ông sẽ không còn “bất khả xâm phạm” nữa. Ông đã chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng mà ĐCSTQ phải đối mặt, bao gồm tổ chức kỷ luật lỏng lẻo, tư tưởng dao động, tình trạng xúi dục bất mãn, đặc biệt là tham nhũng, và môi trường xuống cấp nghiêm trọng.

Năm 2016, Tập Cận Bình tuyên bố biến các trường đại học thành thành trì của giới lãnh đạo Đảng. Một năm sau đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng đã phái cán bộ đến 29 đại học hàng đầu của đất nước, phê bình một số trường “yếu kém trong việc đề cao tư tưởng”.

Có nhiều thông tin về việc sinh viên được sử dụng để giám sát những phát biểu, bình luận của các giáo sư, và kết quả là nhiều giáo sư bị đình chỉ công tác hoặc cho thôi việc. Bộ Giáo dục nhấn mạnh rằng “hoạt động chính trị tư tưởng” là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên đại học.

Trong khi đó, quỹ dành cho việc nghiên cứu tư tưởng Tập Cận Bình phát triển mạnh. Đây là hậu quả của việc rót tiền và công sức nghiên cứu vào những chủ đề mà trên thực tế chẳng có lợi ích nào trong việc giảng dạy.

Việc yêu cầu giới trí thức phải thống nhất trong suy nghĩ và hành động, thậm chí là giả vờ là sẽ rất nguy hiểm vì đẩy Trung Quốc vào cách quản lý tiêu cực.

Đây là một mối nguy cơ thực sự, nhất là khi các quan chức “hăng hái làm việc” để làm hài lòng Tập Cận Bình.

Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo về hành vi như vậy năm 1978, lưu ý rằng trong kỷ nguyên của Mao Trach Đông, một số người đã thấy an toàn hơn khi ngừng sử dụng cái đầu của họ và nghĩ kỹ trước các câu nói, “thay vì vi phạm những điều cấm kỵ về tư tưởng”.

Vào thời điểm Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức đa dạng- từ nền kinh tế chậm lại cho đến một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ – thay vì thuyết phục những bộ óc tinh tường nhất của mình để đánh giá những lựa chọn và nghiên cứu kỹ chiến lược của giới lãnh đạo, ĐCSTQ lại ra lệnh “đóng cửa những bộ óc này” và đi theo đường lối của họ.

RELATED ARTICLES

Tin mới