Friday, January 10, 2025
Trang chủĐàm luậnMỹ-Trung, ai thắng ai?

Mỹ-Trung, ai thắng ai?

Cuộc chiến Thương mại Mỹ-Trung Quốc đang ở đỉnh điểm. Nếu cứ tiếp tục đàm phán thì đàm phán đến bao giờ? Bên nào xuống thang trước. Đó là những câu hỏi của cả thế giới. Một phát ngôn của ông Trump hay của ông Tập vào lúc này có khoảng 7,7 tỷ người dân trên thế giới cùng nghe, bởi vị thế của hai cường quốc có ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập lại trật tự thế giới.

Hình ảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Ở Trung Quốc làn sóng phản đối Mỹ dấy lên khắp nơi, từ Bắc Kinh tới các làng quê hẻo lánh. Người ta không từ một việc gì có thể để chửi Mỹ, chẳng hạn in hình Tổng thống Trump lên… giấy vệ sinh (!)Đấy là dân chúng. Còn giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vẫn giữ thái độ “bình tĩnh quan sát”. Trong khi Tập Cận Bình thăm nhà máy sản xuất đất hiếm khiến người ta suy nghĩ về sự trả đũa Mỹ thì ông đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải trong khi vẫn lạc quan nói đếnsự nối lại đàm phán Mỹ-Trung.

Theo quan điểm của một số nhà phân tích quốc tế, cuộc chiến thương mại khá dai dẳng này trước sau gì cũng phải dừng lại. Bởi Tổng thống Donald Trump chỉ cần đạt được một thỏa thuận để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào năm 2020. Có phải thế chăng mà Bắc Kinh chủ quan khi nhận định ông Trump cần sự thỏa thuận bằng mọi giá. Tổng thống Mỹ đã điều chỉnh, rút lại nhiều nội dung thỏa thuận vào phút cuối, như nâng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Ngược lại quan điểm nêu trên là những ý kiến dự báo, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ kéo dài và lan rộng với mức độ nặng nề hơn. Có thể là trong giai đoạn 2019, 2020 đến 2025 hai bên vẫn nhùng nhằng, bàn định không ngã ngũ.Nếu đạt được đồng thuận sẽ phải đợi đến năm 2035. Lúc đó, nhìn một cách lạc quan về Trung Quốc thì nước này có thể có nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Ở thời điểm hiện nay Mỹ có ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và khả năng tấn công.Trong khi đó “thế mạnh” của Trung Quốc là sự đông dân, lòng quyết tâm và nhẫn nại. Trung Quốc đang bằng mọi cách làm giàu nguồn vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật. Có như vậy họ mớiđủ khả năng để bẻ gãy các đòn công kích của Mỹ.

Các nhà bình luận quốc tế nhận xét cuộc đụng độ Mỹ – Trung không đơn giảnlà một cuộc chiến đơn thuần về mặt thương mại, mà hơn thế, đây là cuộc đấu tranh lâu dài nhằm soán ngôi siêu cường thống trị thế giới. Đây không chỉ là cuộc đấu tranh về mô hình và cách thức phát triển mà làcuộc đọ sức giữa hai nền văn hóa. Trung Quốc luôn tự hào có 5000 năm lịch sử. Còn Mỹ thì không coi cái phép cộng lịch sử ấy ra gì. Quan trọng nhất là sức mạnh hiện tại. Châu Mỹ và châu Âu không bao giờ chịu sự thống trị bởi những quy tắc do một nước Châu Á đặt ra, dù là nước lớn, có cả “lưỡi bò” hay “lưỡi hổ” toan nuốt gọn Biển Đông như Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại buộc Trung Quốc phải nhìn nhận lại thể chế chính trị, cụ thể là sự độc quyền của Đảng cộng sản. Rồi tới đây nước này sẽ phải thích ứng nhiều hơn nền thị trường mà Mỹ công nhận. Nói đến sự cạnh tranh về chế độ về con đường đi lên thì không hề đơn giản, không dễ kết thúc nhẹ nhàng theo kiểu hạ giá sản phẩm, hạ mức thuế là xong.

Từ thượng cổ Trung Quốc giới cầm quyền Bắc Kinh luôn coi Trung Quốc đứng ở vị trí trung tâm thiên hạ, không chỉ trước kia mà chính vào lúc này. Trung Quốc, không phải bất cứ quốc gia nào nhất định phải dẫn đầu thế giới, dẫn đầu bởi một nền văn minh khai sáng, vượt trội.

Những loằng ngoằng theo kiểu ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung hiện nay cũng chỉ là những lúng túng của cả hai bên. Bởi cả thế giới đang nhìn vào. Mà thế giới thì thể chế chính trị khác nhau. Mỹ nói nước Mỹ trên hết, điều ấy thì quốc gia nào chả thế. Anh mạnh tôi theo. Anh đứt dây dù thì tôi xin chào. Mỹ hay Trung Quốc đều cần có đồng minh. Và đây cũng là thời cơ không nhỏ của các nước, thời cơ làm giàu và khẳng định sức mạnh của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới